Ảnh Môn Học Mỹ Thuật

Ảnh Môn Học Mỹ Thuật

Mĩ thuật là một môn học nghệ thuật thuộc lĩnh vực Phát triển cá nhân của chương trình giáo dục Vinschool, đồng thời là một loại hình Nghệ thuật thị giác. Mĩ thuật là môn học có một phương thức biểu đạt đặc thù, giúp con người nhận thức và phản ánh thế giới khách quan theo lăng kính thẩm mĩ, đồng thời nó cũng đóng một vai trò quan trọng để tái tạo thế giới đó. Môn Mĩ thuật chứa đựng khối lượng kiến ​​thức và kỹ năng đặc trưng nhằm mở rộng năng lực quan sát, trí tưởng tượng, kĩ năng tạo hình và sự thấu hiểu những giá trị văn hóa và tinh thần. Do đó, môn Mĩ thuật bồi đắp, xây dựng ý thức trân trọng và kiến tạo những giá trị cho bản thân và cộng đồng.

Mĩ thuật là một môn học nghệ thuật thuộc lĩnh vực Phát triển cá nhân của chương trình giáo dục Vinschool, đồng thời là một loại hình Nghệ thuật thị giác. Mĩ thuật là môn học có một phương thức biểu đạt đặc thù, giúp con người nhận thức và phản ánh thế giới khách quan theo lăng kính thẩm mĩ, đồng thời nó cũng đóng một vai trò quan trọng để tái tạo thế giới đó. Môn Mĩ thuật chứa đựng khối lượng kiến ​​thức và kỹ năng đặc trưng nhằm mở rộng năng lực quan sát, trí tưởng tượng, kĩ năng tạo hình và sự thấu hiểu những giá trị văn hóa và tinh thần. Do đó, môn Mĩ thuật bồi đắp, xây dựng ý thức trân trọng và kiến tạo những giá trị cho bản thân và cộng đồng.

Tác giả và tác phẩm tiêu biểu

Đây sẽ là lúc bạn dễ dàng hình dung được thẩm mỹ thể hiện thông qua các tác phẩm. Tác phẩm không chỉ đơn giản là tranh, mà còn có thể là nghệ thuật điêu khắc, chạm khắc hoa văn trang trí, đúc tượng và cả các công trình kiến trúc. Tại sao một số bức tranh lại được đánh giá cao ở thời kỳ đó đến vậy, và thậm chí cho đến ngày nay hay những bút pháp, kỹ thuật họ sử dụng trong tranh là gì và chúng có sức ảnh hưởng rộng ra sao.

Phân tích và liên kết thông tin

Cuối cùng là một phần nhỏ thôi nhưng cũng rất quan trọng để xem bạn có hiểu được những gì bạn học hay không. Thay vì học riêng từng giai đoạn lịch sử thì bạn cần biết cách liên kết các thông tin lại, so sánh và phân tích. Một số giảng viên sẽ cho bạn làm bài tập infographic để đào sâu hơn vào từng tác phẩm, hiện vật, vẽ lại chúng để hiểu hơn về hoa văn, về bút pháp và trình bày sao cho đơn giản, dễ hiểu nhất.

Tìm kiếm và nghiên cứu thông tin

Bên cạnh việc tiếp nhận thông tin thụ động thì tìm kiếm và nghiên cứu cũng là một loại kỹ năng cần thiết, không chỉ cho môn này mà còn có ích cho các môn khác trong tương lai. Với ngành mỹ thuật thì không chỉ vẽ theo cảm tính, thích gì vẽ nấy mà vẫn cần có sự nghiên cứu từ thực tiễn, từ lịch sử, từ đời sống.

Các bạn tham gia group LUYỆN THI VẼ - HỎI ĐÁP THÔNG TIN trên Facebook để giải đáp thắc mắc về trường thi, ngành học và tips vẽ nhé.

Được đánh giá "nội dung hay và mang tính định hướng cao" nhưng môn Mỹ thuật lớp 10 hiện chưa được nhiều trường dạy do không có giáo viên.

2022 - 2023 là năm đầu tiên chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng với lớp 10. Cùng với Âm nhạc, Mỹ thuật lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy, với mục tiêu giúp học sinh nâng cao khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích. Môn học này còn gây chú ý khi có nhiều sách giáo khoa nhất với 11 cuốn trong bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Đây là điều chưa từng có tiền lệ với tất cả các khối lớp đã triển khai chương trình mới.

Ông Phạm Duy Anh, chủ biên sách Mỹ thuật 10, cho hay vì học sinh chọn 4/10 chuyên đề hướng nghiệp và một chuyên đề học tập. Mỗi nội dung là một chuyên ngành tương đối độc lập như Hội họa, Kiến trúc, Thiết kế mỹ thuật đa phương tiện, Điêu khắc hay Thiết kế thời trang.

Phòng học Thiết kế đồ họa của học sinh trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Trần Thị Thu Hương

Tuy nhiên, môn học này hiện không được nhiều trường học giảng dạy. Thông tư 32 về chương trình giáo dục phổ thông mới cho phép các trường tùy vào cơ sở vật chất, giáo viên để lựa chọn các nội dung phù hợp.

Thầy Lê Xuân Trung, Hiệu trưởng trường THPT Lê Lợi, quận Hà Đông, Hà Nội, nói năm nay trường chưa có lớp Mỹ thuật do số lượng học sinh đăng ký không đủ để triển khai. Ngoài ra, nhiều trường chưa thể dạy môn Mỹ thuật vì không có giáo viên, muốn dạy chỉ còn cách thuê ngoài.

Ở trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy, thầy hiệu trưởng Đàm Tiến Nam cho hay trường chỉ có một giáo viên Mỹ thuật cơ hữu, phải thuê thêm hai người khác.

Hồi tháng 8, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết nhiều địa phương đang thiếu giáo viên môn Âm nhạc, Mỹ thuật ở cấp THPT khi dạy chương trình mới từ năm học 2022 - 2023.

Hà Nội hiện có 247 trường THPT công lập và ngoài công lập nhưng chỉ 16 trường dạy môn Mỹ thuật, với hơn 4.000 học sinh. "Tỷ lệ học môn Âm nhạc và Mỹ thuật xấp xỉ 2%", một lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nói. Trong khi đó, TP HCM có 203 trường THPT, song số trường dạy môn Mỹ thuật "còn ít hơn" Hà Nội, theo một lãnh đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố này. Nhiều địa phương cũng kêu khó, dù có chỉ tiêu biên chế nhưng không có nguồn tuyển giáo viên dạy môn học này.

Ngoài ra, việc có nhiều sách giáo khoa cũng khiến các trường bối rối. Trường của thầy Nam phải mời giảng viên từ Đại học Sư phạm Mỹ thuật Trung ương về cố vấn trước khi quyết định chọn bốn cuốn.

Ở trường THPT Bùi Thị Xuân, nhóm 5 giáo viên của cô Hoàng Trúc Giang, giảng viên Đại học Kiến trúc TP HCM, chọn sách Thiết kế đồ họa, Kiến trúc, Lịch sử Mỹ thuật và Chuyên đề Mỹ thuật, với lý do giúp các em có cái nhìn bao quát về các khối ngành. Cả 5 giáo viên dạy hai lớp, mỗi lớp 50 học sinh. Khi phân công giảng dạy, cô Giang phải bố trí giáo viên theo chuyên môn của từng người.

Nội thất bên trong ngôi nhà làm từ bìa các tông của học sinh lớp 10 trường THPT Trưng Vương, TP HCM, khi học phân môn Kiến trúc. Ảnh: Ông Hoàng Trúc Giang

Theo các giáo viên Mỹ thuật, sách giáo khoa Mỹ thuật lớp 10 "rõ ràng và mang tính định hướng cao". Cô Trần Thị Thu Hương, tổ trưởng tổ Mỹ thuật, trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy, Hà Nội, đánh giá "sách viết chuyên nghiệp" và "kiến thức hay".

Thạc sĩ Ông Hoàng Trúc Giang nói "rất thích" vì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chú trọng hơn với môn học này, học sinh sẽ có cái nhìn về khối V, khối H rõ ràng hơn. Từng nhiều năm ôn mỹ thuật thi đại học, cô Giang gặp không ít học sinh ôn thi cấp tốc và nhầm lẫn các ngành. Nhưng việc chia các phân môn như hiện nay giúp các em trải nghiệm, biết mình phù hợp hay không để có sự chuẩn bị từ sớm. Những buổi đầu, học sinh chưa hào hứng vì nghĩ Mỹ thuật chỉ có lý thuyết và vẽ, giáo viên phải tạo nhiều hoạt động nhóm và thuyết trình. Khi được tự thiết kế, làm ra sản phẩm và giới thiệu trước lớp, học sinh yêu thích môn học hơn.

Nguyễn Khánh Huyền, lớp 10A2, trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy, luôn mong đến giờ Mỹ thuật. Nữ sinh thấy may mắn khi là lứa đầu tiên được học sách giáo khoa Mỹ thuật theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.

Theo nữ sinh, chương trình Mỹ thuật ở các lớp dưới chỉ gói gọn trong một cuốn sách, vì thế kiến thức ở mức cơ bản. Nhưng sách giáo khoa mới với 11 cuốn, gồm các phân môn khác nhau, giúp em có hiểu biết chuyên sâu ở một số lĩnh vực. Trường của Huyền chọn bốn cuốn, gồm Hội họa, Thiết kế đồ họa, Thiết kế thời trang và Thiết kế công nghiệp.

Huyền nói lúc trước thích vẽ nhưng chưa có phong cách rõ ràng. Sau khi học Hội họa và Thiết kế đồ họa, em thấy mình phù hợp với nghệ thuật và dự định thi Đại học Kiến trúc Hà Nội. Lớp Huyền học tổ hợp các môn khối A nhưng hầu hết đều hứng thú với môn Mỹ thuật.

"Lúc đầu trường chưa bố trí được phòng học, chúng em phải học tại lớp nhưng sau đó có phòng riêng, ai cũng thích", Huyền nói. Dịp 20/11, lớp Huyền đã thiết kế áp phích tặng thầy cô trong trường.

Khi chọn lớp Mỹ thuật, Lê Lâm Trường An, lớp 10A11, trường THPT Bùi Thị Xuân, TP HCM, nghĩ môn này chắc chỉ cần học sơ qua và làm bài nộp. "Nhưng thực tế chúng em được học các phân môn Mỹ thuật khác nhau. Kiến thức bài bản, tạo hứng thú cho em", nữ sinh chia sẻ. Các em được tự tay thiết kế và thực hiện mô hình nhà bằng bìa các tông trong môn Kiến trúc và thuyết trình sản phẩm trước lớp. Ở môn thiết kế đồ họa, học sinh được thỏa sức sáng tạo logo.

Học sinh lớp 10 giới thiệu ngôi nhà tự thiết kế

Học sinh lớp 10 trường THPT Trưng Vương, TP HCM, thuyết trình về thiết kế ngôi nhà mặt phố làm từ bìa các tông trong môn Kiến trúc. Video: Ông Hoàng Trúc Giang

Ông Phạm Duy Anh cho biết để dạy môn Mỹ thuật tốt hơn, các trường phải chuẩn bị cơ sở vật chất, đầu tư phòng máy cấu hình cao và phòng học vẽ chuyên biệt. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng có ngay được phòng học chức năng và nghệ thuật nên năm đầu tiên có địa phương chỉ tổ chức môn học này ở một số trường. Sau khi có chương trình mới, chỉ tiêu biên chế và việc đào tạo giáo viên Mỹ thuật đã được chú ý để đáp ứng nhu cầu cho những năm tới.

Hiện ngoài trường Bùi Thị Xuân, cô Giang và các đồng nghiệp cũng hỗ trợ ở trường THPT Trưng Vương. Còn cô Hương, dù có thêm hai giáo viên thỉnh giảng khác cùng phụ trách 5 lớp với khoảng 300 học sinh học Mỹ thuật, cô vẫn thấy cần thêm người.