Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngày 5 tháng 1 năm 1979, 66 đại biểu Campuchia được triệu tập họp ở Mimot để bàn về việc thành lập một đảng cộng sản Campuchia mới. Đảng này lấy lại tên Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia có từ thời 1951. Pen Sovann, một cán bộ Campuchia tập kết về Hà Nội năm 1954, được đề cử giữ chức chủ tịch đảng. Những Uỷ viên thường vụ của đảng gồm Hun Sen, Bou Thang, Chan Kiri, Heng Samrin và Chia Soth.
Ngày 8 tháng 1 năm 1979, đài phát thanh Phnôm Pênh loan báo Phnôm Pênh đã được giải phóng bởi những lực lượng cách mạng và nhân dân Campuchia. Một Hội đồng cách mạng được thành lập do Heng Samrin làm chủ tịch. Khoảng mười ngày sau, hội đồng này ký một hiệp ước với Việt Nam, hợp thức hóa sự hiện diện của quân đội Việt Nam trên đất Campuchia.
Tới mùa xuân 1981, hiến pháp mới của Campuchia được thông qua, sau đó là cuộc bầu cử toàn quốc để chọn ra 117 đại biểu quốc hội. Hun Sen được bầu làm Bộ trưởng Ngoại giao, Heng Samrin làm Chủ tịch nước. Ba sư đoàn mới được thành lập và đặt dưới Bộ Quốc phòng, nhưng an ninh vẫn được duy trì chủ yếu dựa vào sự hiện diện của 180.000 quân Việt Nam (mà lực lượng chủ chốt là Quân đoàn 4) do thượng tướng Lê Đức Anh chỉ huy.
Chính quyền mới của Campuchia chỉ được một số nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa công nhận. Chính phủ của Pol Pot tiếp tục được các nước phương Tây, Trung Quốc và khối ASEAN công nhận và vẫn là thành viên Liên Hợp Quốc.
Sau khi Campuchia giải phóng, Việt Nam đã quyết định để bộ đội tình nguyện tiếp tục ở lại Campuchia đề phòng Khmer Đỏ quay lại cướp chính quyền. Thủ tướng Campuchia là Hun Sen cho biết Việt Nam định rút quân sớm, nhưng ông đã đề nghị quân Việt Nam ở lại để giúp đỡ và họ đã đóng vai trò giải phóng Campuchia:[74]
Trong thời kỳ đóng quân tại Campuchia, quân đội và chuyên gia Việt Nam đã giúp đỡ hàng triệu người dân Campuchia trở về quê cũ, khôi phục sản xuất, làm lại nhà cửa, trường học, chùa chiền. Nhân dân Campuchia đã dấy lên một cao trào quần chúng hồi sinh từng người, từng gia đình, từng thôn ấp và hồi sinh toàn dân tộc.[75] Quân đội và chuyên gia Việt Nam đã giúp những người dân này sửa lại nhà, ai không còn nhà thì dựng lại nhà, làm sạch giếng cho người dân Campuchia uống, cung cấp lương thực cho người dân Campuchia, khôi phục và sửa chữa lại trường học. Lực lượng ngành y của Việt Nam đi cùng bộ đội thời bấy giờ thì chữa bệnh cho người dân Campuchia. Dần dần trường lớp, làng mạc, bệnh viên, trường học... được khôi phục lại. Bộ quốc Phòng đã chỉ đạo hành động theo từng giai đoạn. Theo đó, giai đoạn đầu do người dân Campuchia chưa có gì, Việt Nam sẽ thực hiện "Việt Nam làm giúp Campuchia" - nghĩa là đánh giặc cũng Việt Nam, giúp dân sản xuất cũng Việt Nam, xây dựng chính quyền cũng Việt Nam (bởi khi đó chính quyền của Campuchia đã bị Khmer Đỏ phá hủy). Khi người dân Campuchia đã có cơ sở, Việt Nam chuyển sang khẩu hiệu "Ta, bạn cùng làm". Giai đoạn ba là "Bạn làm ta giúp" - nghĩa là khi người dân Campuchia đã đủ khả năng, người dân Campuchia yêu cầu tới đâu Việt Nam giúp tới đó. Cuối cùng, khi người dân Campuchia thực sự lớn mạnh thì Việt Nam rút toàn bộ quân tình nguyện về nước để người dân Campuchia tự đảm đương công việc trong nước.[76]
Lập trường của phái đoàn Việt Nam gồm 10 điểm sau:[77]
Theo cựu ngoại trưởng Singapore Bilahari Kausikan thì Singapore đã bị Mỹ cảnh báo rằng sẽ có "máu đổ trên sàn nhà" nếu Singapore không chịu ủng hộ Khmer Đỏ, nói cách khác Singapore bị Mỹ ép phải ủng hộ Khmer Đỏ để bảo vệ lợi ích tối cao của Mỹ.[79]
Trong Tuyên bố của chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhân dịp ký kết hiệp định hòa bình về Campuchia, phía Việt Nam nhấn mạnh:
"...Hơn 12 năm qua, với truyền thống đoàn kết, hữu nghị lâu đời giữa hai dân tộc Việt Nam và Campuchia, Quân đội Nhân dân Việt Nam không quản muôn vàn hy sinh gian khổ đã hết lòng ủng hộ và giúp đỡ nhân dân Campuchia trong cuộc đấu trong vì độc lập, chủ quyền và sự sống còn của dân tộc. Những cống hiến to lớn của quân tình nguyện Việt Nam đã giúp nhân dân Campuchia từng bước hồi sinh và góp phần vào sự nghiệp hòa bình và hợp tác ở Đông Nam Á. Những cống hiến đó đã và sẽ mãi được lịch sử hai dân tộc ghi nhận và trân trọng... Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định lại quan điểm của mình về việc thực hiện Hiệp định Hòa bình về Campuchia, nhất là các điều khoản liên quan đến vai trò của Liên hợp quốc ở Campuchia, trong thời kỳ quá độ phải dựa trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng chủ quyền của Campuchia và chủ quyền của các nước láng giềng của Campuchia... Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẵn sàng cùng các bên tham gia ký kết và Liên hợp quốc làm đầy đủ trách nhiệm thi hành Hiệp định nhằm bảo đảm một nền hòa bình lâu dài, bền vũng ở Campuchia; tôn trọng chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và bất khả xâm phạm lãnh thỏ, thống nhân dân tộc của Campuchia; tôn trọng nền trung lập và không liên kết của Campuchia; tôn trọng chủ quyền của các nước láng giềng của Campuchia, góp phần vào hòa bình, ổn định hữu nghị và hợp tác ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam mong rằng nhân dân Campuchia trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng đất nước Campuchia giàu mạnh, đạt tới cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc"[80]
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng cho rằng Hiệp định hòa bình tại Campuchia sẽ tạo cơ hội để nhân dân Campuchia khôi phục và phát triển đất nước, xây dựng một nước Campuchia hòa bình, độc lập, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội. Hòa bình được lập lại tại Campuchia cũng mở ra triển vọng về một thời kỳ mới cho các nước trong khu vực xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, ổn định hợp tác và phồn vinh, góp phần quan trọng vào hòa bình, an ninh và hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dường và trên toàn thế giới.
Hiệp định có tên đầy đủ là Hiệp định về một giải pháp chính trị toàn diện cho cuộc xung đột Campuchia. Tham gia hiệp định gồm Úc, Brunei, Campuchia, Canada, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Liên Xô, Anh, Hoa Kỳ, Việt Nam và Nam Tư, đại diện Tổ chức quốc tế có Liên Hợp Quốc.
Hiệp định có 9 chương, 32 điều. Nội dung cơ bản bao gồm[81]:
1. Về mặt nội bộ của Campuchia: Hội đồng Dân tộc tối cao Campuchia trao tất cả quyền lực cần thiết cho Liên Hợp Quốc thi hành hiệp định
Sau khi Việt Nam rút quân, ngày 16 tháng 3 năm 1992, Cơ quan chuyển tiếp Liên Hợp Quốc tại Campuchia (UNTAC), dưới đại diện đặc biệt UNSYG Yasushi Akashi và Trung tướng John Sanderson, đã tới Campuchia để bắt đầu thực hiện kế hoạch hòa giải của Liên Hợp Quốc, kế hoạch này đã được ký kết nhờ kết quả của Hội nghị Paris năm 1991. Cuộc bầu cử tự do đã được tổ chức vào năm 1993. Đảng Campuchia Dân chủ (PDK) (lúc này chỉ còn kiểm soát 6% dân số Campuchia) đã cản trở người dân tham gia.
Hoàng thân Norodom Ranariddh thuộc đảng bảo hoàng Funcinpec là người nhận số phiếu bầu cao nhất với 45,5% phiếu bầu, chiếm 58 ghế quốc hội, tiếp đến là Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của Hun Sen (nguyên là Đảng cộng sản Campuchia) do Việt Nam hậu thuẫn chiếm 51 ghế. Funcinpec đã phải đàm phán để liên hiệp với Đảng Nhân dân Campuchia do Hun Sen lãnh đạo.[82]
Một cố gắng ám sát Hun Sen đã được tiến hành vào năm 1996 bởi hai kẻ bắn tỉa bắn vào xe của ông ở thành phố Kandal. Hun Sen bình yên vô sự và tiếp tục từ tư dinh của ông ở Takhmau tới điện Chamcarmon ở Phnôm Pênh. Các cuộc đàm phán bí mật của Ranariddh với Khmer Đỏ nhằm mục đích gây dựng liên minh được xem là một sự khơi mào chiến tranh, Hun Sen đã quyết định ra tay trước để loại bỏ nguy cơ Khmer Đỏ quay lại. Từ ngày 5-6/7/1997 đã xảy ra cuộc xung đột ngay tại Thủ đô Phnôm Pênh. Với sự hỗ trợ từ các cố vấn quân sự Việt Nam, CPP đã dùng lực lượng quân sự đập tan nhóm FUNCINPEC.
Ngày 10/7/1997, ASEAN đã quyết định hoãn lại việc kết nạp Campuchia. Đứng trước tình hình này, Việt Nam đã chủ động tiến hành các hoạt động nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện tối đa để Campuchia sớm được gia nhập ASEAN, kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận chính phủ Phnôm Pênh. Trong một nỗ lực khác, Việt Nam đã tích cực vận động và thuyết phục những nước có quan điểm thận trọng (Thái Lan, Singapore, Philipines) chấp nhận kết nạp Campuchia vào ASEAN. Việt Nam đã chuẩn bị trước tài liệu "Lễ kết nạp Campuchia vào ASEAN" và phân phát tài liệu này tại Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN (SOM) ngày 8/12/1998. Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho Campuchia, phía Việt Nam đã mời Thủ tướng Hunsen sang thăm chính thức Việt Nam vào ngày 13/12, hai ngày trước khi Hội nghị cấp cao lần thứ VI khai mạc, nhằm giúp Campuchia vận động và thuyết phục các nước.
Trong cuộc bầu cử tháng 7/1998, đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của Hun Sen giành thắng lợi. Hun Sen đã triển khai một chiến lược mới nhằm ly gián những đơn vị Khmer Đỏ còn lại bằng cách khuyến khích những lãnh đạo hàng đầu rời bỏ hàng ngũ chạy sang phía chính phủ. Quân số Khmer Đỏ giảm xuống còn 4.000 quân vào năm 1993 và chỉ còn khoảng 1.000 quân năm 1997. Khieu Samphan và Nuon Chea quy hàng Chính phủ Campuchia vào tháng 12/1998, Khmer Đỏ chính thức kết thúc tồn tại. Các lãnh đạo Khmer Đỏ còn sống cũng lần lượt bị bắt giam và bị tòa án quốc tế xét xử vì phạm những tội ác chiến tranh.
Theo nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bản chất của các cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam do Khmer Đỏ là các đợt xâm lược khác nhau. Năm 1979, Việt Nam tiến hành chiến dịch phản công. Cơ sở pháp lý của Việt Nam trong xung đột với Campuchia (1978-1990) đã thể hiện rõ rằng đây là một cuộc phản kích tự vệ khi bị xâm lược, đặc biệt Khmer Đỏ đã tấn công các tỉnh biên giới Tây Nam Bộ của Việt Nam và gây ra Thảm sát Ba Chúc trước khi Việt Nam phản kích.[83] Việt Nam đã thực hiện các quyền tự vệ chính đáng khi bị tấn công được ghi trong Điều 51 Hiến chương Liên Hợp Quốc. Đây còn là cuộc giải cứu nhân đạo của Việt Nam nhằm giúp Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng do Khmer Đỏ gây ra. Lực lượng Quân tình nguyện Việt Nam có mặt ở Campuchia trong 10 năm để giúp chính quyền mới của Campuchia xây dựng đất nước.[84] Hành động của Việt Nam xuất phát từ nhu cầu tự vệ chính đáng, trách nhiệm quốc tế cũng như lương tâm của một dân tộc từng chịu nhiều áp bức và ngoại xâm.[85] Sự đóng góp, hy sinh của Việt Nam tại Campuchia vừa vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc vừa với tinh thần quốc tế trong sáng và cao cả.[86]
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia coi phiên toàn Xét xử những tội ác của Khmer Đỏ là minh chứng rõ nét rằng việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia là tự vệ và thực hiện nghĩa vụ quốc tế về bảo vệ quyền con người chứ không phải là hành vi xâm lược mà phía tiến hành hành động xâm lược là Khmer Đỏ và nạn nhân bị xâm lược là Việt Nam.[85][87][88][89] Ngay cả Thủ tướng Hun Sen cũng thừa nhận Việt Nam đã cứu Campuchia khỏi họa diệt chủng[90] và việc quân tình nguyện Việt Nam ở lại Campuchia là theo yêu cầu của chính quyền mới[91][92]
Trên 43 vụ thảm sát đẫm máu do binh lính Hàn Quốc thực hiện tại Việt Nam được ghi nhận, trong đó có ít nhất 13 vụ giết trên 100 người.
Binh lính Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam.
Giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày nay có một mối quan hệ nồng ấm trên các lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Thật sự khó có thể hình dung được điều này nếu quay trở về thời điểm nửa sau thập niên 1960 – khoảng thời gian đen tối nhất trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.
Đó là giai đoạn mà các lực lượng quân sự Hàn Quốc dưới chế độ độc tài Park Chung Hee đã tham gia và gây nhiều tội ác trong cuộc chiến do Mỹ tiến hành tại Việt Nam. Theo giáo sư người Hàn Quốc Heonik Kwon, tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam, đã có trên 43 vụ thảm sát đẫm máu do binh lính Hàn Quốc thực hiện tại Việt Nam được ghi nhận, trong đó có ít nhất 13 vụ giết trên 100 người.
Giờ đây, chương lịch sử u ám đó đã được khép lại, nhưng không có nghĩa là nó sẽ bị lãng quên vĩnh viễn. Các thế hệ sau cần ghi nhớ khoảng tối lịch sử này như một bài học đắt giá để biết trân trọng mối quan hệ mình đang có, cũng như để những câu chuyện đau buồn không còn có cơ hội xảy ra trong tương lai.
Vào một buổi sáng sớm của tháng 2/1966, một toán quân thuộc Sư đoàn bộ binh Mãnh Hổ của Hàn Quốc đã tiến vào làng Thái Bình (tỉnh Quảng Nam) trong một cuộc càn quét các du kích Giải phóng.
Tuy vậy, chúng chỉ tìm thấy trong ngôi làng 68 người, hầu hết là phụ nữ, người già và trẻ em. Những con người vô tội và không có khả năng kháng cự này đã trở thành đối tượng để “Mãnh Hổ” trút giận. Bằng hàng loạt phát súng và cả một quả lựu đạn, lính Hàn Quốc đã giết hại dã man 65 người.
Ba người may mắn sống sót trong vụ thảm sát sau đó đã trở thành nhân chứng tố cáo tội ác của Sự đoàn Mãnh Hổ. Để ghi nhớ sự kiện tang tóc này, một đài tưởng niệm khắc tên của 65 nạn nhân đã được dựng lên tại làng Thái Bình.
Vụ thảm sát Diên Niên – Phước Bình
Vào sáng ngày 9/10/1966, một trung đội lính Hàn Quốc thuộc Tiểu đoàn 3 – Lữ đoàn Rồng Xanh bắt đầu tập kích từ căn cứ đồi tranh Quang Thạnh (xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) vào thôn Phước Bình. Sau đó, chúng đổ quân càn quét, lùng sục tất cả nhà dân và hầm chống phi pháo, cưỡng bức nhân dân xóm Bình Trung (thôn Phước Bình) tập trung về sân trường học của thôn.
Sau khi tập trung dân, chúng bắt đầu xả súng và ném lựu đạn vào nhóm dân thường. Vụ giết chóc này làm 68 người dân thôn vô tội ngã xuống, trong đó có 21 cụ già, 47 phụ nữ và trẻ em.
Ngày 13/10, quân “Rồng Xanh” tiếp tục càn quét và hại thêm 112 người dân vô tội ở thôn Diên Niên gần đó.
Tổng cộng, trong hai ngày 9/10 và 13/10/1966, lính Hàn Quốc đã tàn sát 280 phụ nữ và trẻ em ở hai thôn Diên Niên, Phước Bình. Ngày nay, di tích vụ thảm sát Diên Niên – Phước Bình đã được xếp hạng và cấp bằng di tích quốc gia.
Ngày 3/12/1966, nhằm trả đũa các hoạt động du kích của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam, lính Hàn Quốc đã thực hiện một cuộc càn quét tại xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.
Trong vòng ba ngày, tại 5 địa điểm: buồng đất nhà ông Trắp, hố bom Truông Đình, Dốc Rừng, Đồng Chồi Giữa, đám ruộng giếng xóm Cầu, lính Hàn Quốc đã giết hại hàng trăm dân thường một cách dã man.
Cao điểm là vào chiều ngày 6/12, người dân đã bị cưỡng bức tập trung lại rồi bị lính Hàn Quốc đồng loạt xả đạn, khiến 267 người thiệt mạng.
Tổng cộng, trong thảm sát Bình Hoà, lính Hàn Quốc đã giết hại 430 người, trong đó có 269 phụ nữ (12 phụ nữ bị cưỡng hiếp đến chết), 104 người già, 174 trẻ em. 3 gia đình bị giết sạch không còn một ai.
Năm 1990, chính quyền và nhân dân địa phương đã xây dựng một tấm bia căm thù tại hố bom Truông Đình ghi lại tội ác này. Tháng 5/1991, di tích vụ thảm sát Bình Hòa được xếp hạng và cấp bằng di tích quốc gia.
Ngày 23/1/1966, quân Hàn Quốc bất ngờ tổ chức một cuộc tấn công vào Bình An (Nay là xã Tây Vinh – Huyện Tây Sơn – Tỉnh Bình Định). Chúng bao vây từ 4 phía với quyết tâm tiêu diệt toàn bộ lực lượng của ta, nhưng đã bị đánh trả quyết liệt.
Tức tối vì không đạt được mục đích, ngày 7/2/1966, các đơn vị lính Hàn Quốc bắt đầu tiến hành một chiến dịch tấn công tàn bạo bằng vũ khí hạng nặng. Từ sáng sớm, các đơn vị pháo binh của địch đều nã đạn cấp tập vào Bình An. Khi pháo ngừng, lính Hàn Quốc lập tức ập đến.
Chúng tìm kiếm các hầm trú ẩn của dân ven làng, thả lựu đạn cay bắt mọi người phải trồi lên rồi thả sức tàn sát. Ngay trong ngày đầu chiến dịch, 58 người dân đã bị giết hại.
Những ngày sau đó, cuộc giết chóc, đốt phá ngày càng mở rộng qui mô và sự dã man. Trong ngày 12/2, 109 người đã bị giết hại. Ngày 23/2, tại khu vườn nhà ông Trương Niên ở thôn An Vinh, lính Hàn đã dồn 90 người dân tới, dùng súng trung liên hạ sát toàn bộ.
26/2 là ngày đẫm máu nhất, khi lính Hàn Quốc dồn tất cả những người chúng bắt được ở các nơi về Gò Dài (thôn An Vinh). Chúng đã giết hại 380 người bằng những hành động man rợ như hãm hiếp rồi dùng lưỡi lê đâm vào cửa mình phụ nữ, chất rơm đốt lửa thiêu sống trẻ em…
Chiến dịch thảm sát của địch đã khiến trên 1.000 dân lành bị giết hại, trong đó phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em. Sự sống ở Bình An gần như bị hủy diệt hoàn toàn.
Sáng mùng 4 tháng Giêng năm Mậu Thân (12/2/1968), người dân các làng Phong Nhất, Phong Nhị ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã bị đánh thức bởi tiếng đạn pháo và súng máy. Sau đó, lính Hàn Quốc xuất hiện và áp giải rất nhiều phụ nữ, người già, trẻ em đến cây đa Dù ven quốc lộ 1A. Tất cả những người này sau đó đã bị hành quyết một cách dã man.
Theo các báo của của Mỹ, từ 70 – 80 người dân không có vũ khí đã thiệt mạng. Đơn vị gây ra tội ác chiến tranh này là Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến số 2 của Hàn Quốc.
Mâu thuẫn giữa Mỹ và Hàn Quốc đã xảy ra trong việc điều tra về vụ thảm sát. Phía Hàn Quốc đã ngụy biện rằng thủ phạm của vụ thảm sát là những “binh sĩ Việt Cộng mặc đồng phục lính Hàn Quốc”.
Tuy vậy, Đại tá Robert Morehead Cook, tổng thanh tra của Lục quân Hoa Kỳ đã bác bỏ luận điệu này và khẳng định chính các binh sĩ Hàn Quốc đã tiến hành vụ thảm sát.
Tờ mờ sáng 26 tháng Giêng năm Mậu Thân (25/2/1968), nhằm cưỡng bức người dân vùng bám trụ vào ấp chiến lược, hai đại đội lính của Lữ đoàn Rồng Xanh đã kéo đến bao vây làng Hà My (xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).
Chúng gom người già, phụ nữ, trẻ em về xóm Tây ở ba điểm: Trước nhà ông Nguyễn Điểu (42 người); hầm nhà bà Lê Thị Thoại (16 người) và nhà ông Nguyễn Bính (74 người). Sau đó, chúng dùng súng tiểu liên, cối, lựu đạn, bắn và ném xối xả về phía người dân.
Man rợ hơn, sau khi tàn sát, chúng phóng hỏa đốt thiêu, thịt cháy khét, chỉ còn xương chất thành đống, chẳng ai còn gương mặt để nhận dạng.
Vụ thảm sát đã khiến 135 người bị sát hại, trong đó chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em.
Sáng 14/8/1968, lính Hàn Quốc đóng tại Hòn Bằng, cách làng Duy Trinh (Quảng Nam) chừng 400 m bắt đầu càn vào làng. Vừa đi chúng vừa bắn. Phần lớn người ở lại là người già, trẻ con và phụ nữ chạy xuống hầm trú ẩn.
Quân địch phát hiện ra căn hầm nhà bà Thiệu tại xóm Mỹ An, liền ra lệnh mọi người ra khỏi nơi ẩn nấp, đứng xếp hàng trên miệng hầm. Một lát sau, chúng bắt tất cả trở lại hầm rồi bắt đầu cuộc giết chóc.
Rất lạnh lùng, lính Hàn Quốc thay nhau cứ bắn một phát lại ném một quả lựu đạn xuống hầm. Có tất thảy 14 người toàn bà già, phụ nữ, trẻ em vô tội bị sát hại thảm thương. Tất cả đều vùi trong căn hầm mà sau này trở thành ngôi mộ chung của họ.
Toán lính Hàn Quốc tiếp tục kéo qua xóm Vĩnh An cách đó chỉ chừng trăm mét. Vẫn hành vi man rợ như cũ, chúng lùa mọi người xuống hầm, lạnh lùng bắn một phát súng lại ném một quả lựu đạn. 18 thường dân vô tội khác đã thiệt mạng.
Tổng cộng, 32 đồng bào đã bị giặc giết trong vụ thảm sát ở làng Duy Trinh.
Nỗ lực hàn gắn nỗi đau lịch sử của người dân Hàn Quốc
Nếu như sự tàn bạo của lính Mỹ với thường dân Việt Nam đã hứng chịu sự trừng phạt của dư luận Mỹ và quốc tế chỉ sau một thời gian ngắn, thì những vụ việc tương tự do lính Hàn Quốc gây ra đã không được nhắc tới sau một thời kỳ dài.
Trong vài thập kỷ sau chiến tranh, do chính sách của các nhà cầm quyền, người dân Hàn Quốc hầu như không có thông tin gì về các hoạt động trong quá khứ của binh lính Hàn Quốc tại Việt Nam. Phải tới đầu những năm 2000, những bằng chứng về tội ác mới bắt đầu được truyền thông Hàn Quốc đưa ra qua tiết lộ của các cựu quân nhân Hàn Quốc ở Việt Nam.
Những tiết lộ này đã phơi bày chi tiết sự tàn nhẫn trên một mức độ khó tưởng tượng của binh lính Hàn Quốc đối với dân thường Việt Nam, gây ra một cú sốc trong dư luận về vai trò của người Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Nhận thức được những tội ác trong quá khứ của các binh lính Hàn Quốc, kể từ đó đến nay, một số cựu binh và những người yêu chuộng hòa bình ở Hàn Quốc đã tham gia các cuộc vận động về vấn đề các vụ thảm sát ở Việt Nam, gửi lời xin lỗi đến nhân dân Việt Nam và quyên góp tiền để xây dựng các trường học và bệnh viện tại những nơi chịu tổn hại nặng nề nhất. Thông qua các hoạt động đó, họ mong muốn nhận được sự tha thứ từ người Việt Nam.
Trong một cuộc thăm dò dư luận do Uỷ ban Hoà Bình của Tổ chức đoàn kết quốc tế của Hàn Quốc (KHIS) tiến hành, 77,9% người tham gia cho rằng, chính phủ Hàn Quốc cần xin lỗi công khai và bồi thường cho các nạn nhân Việt Nam vì những tội ác mà các đội quân của chế độ Park Chung Hee đã gây ra.
Ngày 9/9 (giờ địa phương), lễ đón chính thức Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam diễn ra tại trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ ở Thủ đô Washington D.C. Sau lễ đón, Đại tướng Phan Văn Giang hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin.
Bộ trưởng Lloyd Austin chia sẻ với Đại tướng Phan Văn Giang về những thiệt hại do cơn bão Yagi gây ra tại Việt Nam vừa qua.
Ông Lloyd Austin vui mừng đón Đại tướng Phan Văn Giang lần đầu tiên thăm chính thức Mỹ trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam.
Bộ trưởng Lloyd Austin đánh giá cao kết quả hợp tác tích cực mà Việt Nam và Mỹ đã đạt được kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao. Việc hai nước nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện tạo nền tảng tốt đẹp cho tương lai quan hệ Việt Nam - Mỹ nói chung và hợp tác quốc phòng giữa hai nước nói riêng.
Bộ trưởng Lloyd Austin nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh trong tổng thể mối quan hệ giữa hai nước.
Chính phủ và Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này. Nhân dịp này, Bộ trưởng Lloyd Austin cảm ơn Việt Nam đã thực hiện đúng cam kết trong việc hỗ trợ tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh.
Bộ trưởng Phan Văn Giang khẳng định, Việt Nam mong muốn phát triển hợp tác với Mỹ trên cơ sở lợi ích chính đáng của hai bên, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Tại hội đàm, hai bên đánh giá, quan hệ hợp tác quốc phòng tiếp tục được triển khai tích cực và đạt kết quả thiết thực: Trao đổi đoàn, đối thoại - tham vấn, khắc phục hậu quả chiến tranh, tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA), đào tạo, quân y, gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, hỗ trợ nhân đạo/cứu trợ thảm họa,…
Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ và cam kết của Mỹ trong khắc phục hậu quả chiến tranh, điển hình là tăng ngân sách hỗ trợ Dự án tẩy độc dioxin tại sân bay Biên Hòa và hoạt động hỗ trợ người khuyết tật bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam.
Phía Mỹ cung cấp hồ sơ cùng nhiều kỷ vật liên quan đến bộ đội Việt Nam mất tin, mất tích, hy sinh trong chiến tranh. Việt Nam cũng đã phối hợp chặt chẽ với Mỹ để triển khai hiệu quả các hoạt động tìm kiếm MIA hỗn hợp.
Hai bên thống nhất thúc đẩy trao đổi, tiếp xúc cấp cao và duy trì cơ chế đối thoại - tham vấn hiện có nhằm tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, cũng như xác định lĩnh vực hợp tác phù hợp với nhu cầu và khả năng của mỗi bên.
Hai Bộ trưởng nhấn mạnh tiếp tục ưu tiên hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó tập trung vào đẩy nhanh tiến độ xử lý ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa, khắc phục hậu quả bom mìn chưa nổ và cung cấp thông tin, tài liệu và hỗ trợ trang thiết bị, công nghệ xét nghiệm ADN phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Việt Nam mất tin, mất tích trong chiến tranh.
Hai bên cũng thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác: Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, đào tạo, quân y, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo/cứu trợ thảm họa, tham vấn và ủng hộ lẫn nhau tại diễn đàn đa phương...
Thời gian tới, hợp tác giữa Bộ Quốc phòng hai nước sẽ tiếp tục phát triển, vì lợi ích của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển chung của khu vực, thế giới, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững Việt Nam - Mỹ.
Nhân dịp này, Đại tướng Phan Văn Giang một lần nữa trân trọng mời Bộ trưởng Lloyd Austin và lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng của Mỹ sang Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế lần thứ hai, dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào tháng 12.
Đại tướng Phan Văn Giang cùng Bộ trưởng Lloyd Austin đã trao cho nhau một số kỷ vật chiến tranh và thông tin liên quan đến bộ đội Việt Nam và quân nhân Mỹ mất tin, mất tích trong chiến tranh.
Trong chuyến thăm, Đại tướng Phan Văn Giang đã đến thăm Đại học Quốc phòng Mỹ, cùng trao đổi với quan chức, học giả tại cơ sở đào tạo cấp cao nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Thăm các nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến và Đại sứ Mỹ Marc Knapper đều nhấn mạnh về hợp tác hai nước trong khắc phục hậu quả chiến tranh.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn Đại sứ Marc Knapper tiếp tục thúc đẩy cơ quan của Mỹ xem xét sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.