Sự phát triển mạnh mẽ của ngành xuất nhập khẩu khiến nhu cầu học xuất nhập khẩu không chỉ giới hạn ở mỗi cá nhân mà mở rộng ra các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có nhu cầu học xuất nhập khẩu ngày càng nhiều nhằm trang bị kiến thực tế cho nhân viên.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành xuất nhập khẩu khiến nhu cầu học xuất nhập khẩu không chỉ giới hạn ở mỗi cá nhân mà mở rộng ra các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có nhu cầu học xuất nhập khẩu ngày càng nhiều nhằm trang bị kiến thực tế cho nhân viên.
Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 12.900 DN đang hoạt động, trong đó chủ yếu là DNNVV. Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ DNNVV tại Luật Hỗ trợ DNNVV, Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ và những chính sách hỗ trợ khác của địa phương đã góp phần tạo đà cho các DN phát triển. Tuy số lượng DN thành lập mới hằng năm không ngừng tăng lên nhưng số lượng DN giải thể và tạm ngừng hoạt động cũng không ít. 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 727 DN giải thể, tạm ngừng hoạt động (tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023). Bên cạnh đó, vốn điều lệ đăng ký của các DN trong 6 tháng đầu năm 2024 cũng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2023. Điều này chứng tỏ các DN chưa mạnh dạn trong đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Ông Hoàng Khắc Cưng, Giám đốc sản xuất Công ty Cổ phần Thực phẩm xanh Thành Đồng cho biết, hiện tại DN chưa tiếp cận được các nguồn vốn ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các chương trình hỗ trợ liên quan đến sản xuất xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Đơn vị cũng chưa tiếp cận được các chính sách hỗ trợ, trợ giá cho DN sản xuất xanh không phát thải ô nhiễm và sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo...
Trong khi đó, theo bà Phạm Thị Thu Hằng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Pơ Lang, ngoài khó khăn về mặt tài chính, khan hiếm đơn hàng, nhiều DNNVV trên địa bàn hiện không biết Nhà nước đang có những chính sách hỗ trợ gì về tín dụng cho các DN. Nếu DN biết được chính sách thì lại gặp vướng mắc trong việc tiếp cận và đáp ứng các điều kiện để thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Ông Phạm Đông Thanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh
Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng nhận định, hiện nay các chính sách hỗ trợ dành cho DNNVV được ban hành và hướng dẫn tại rất nhiều văn bản, gây khó khăn cho địa phương cũng như DN trong quá trình triển khai và tiếp cận nội dung hỗ trợ. Một số cơ chế, chính sách chưa rõ ràng, dẫn đến khó khăn trong áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó, hiện nay nguồn kinh phí cho các hoạt động hỗ trợ DN của địa phương còn hạn chế. Việc vay vốn của DN tại các tổ chức tín dụng còn khó khăn, thủ tục cho vay vốn rườm rà. Hầu hết các DN không có tài sản thế chấp để đáp ứng điều kiện vay vốn của ngân hàng thương mại nên không có nguồn vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Cần tăng nội lực cho doanh nghiệp
Bên cạnh việc thực hiện quy định cụ thể về các nội dung hỗ trợ cơ bản dành cho DNNVV, Chính phủ và địa phương đã tích cực đưa ra các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần đưa nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn. Trong đó, DN được tạo nhiều điều kiện hỗ trợ, giảm bớt khó khăn để sớm quay trở lại đà phục hồi, tăng trưởng. Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh được thực hiện, đặc biệt là công tác cải cách hành chính nhằm hỗ trợ DN, nhà đầu tư rút ngắn thời gian gia nhập thị trường, cắt giảm chi phí cho DN.
Để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã tổ chức nhiều chương trình, hội nghị để gặp gỡ, nắm bắt và trao đổi với DN. Đồng thời chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố thành lập Hội DN trên địa bàn; nghiên cứu, tổ chức các mô hình đối thoại DN định kỳ cấp huyện như “Cà phê doanh nhân”, “Hội nghị đối thoại DN” để cùng đồng hành, kịp thời hỗ trợ DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh vượt qua khó khăn.
Tuy nhiên, theo nhiều DN và chuyên gia kinh tế, về lâu dài, những chính sách hỗ trợ của Nhà nước cần tập trung vào các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và năng lực cạnh tranh của DN. Đơn cử như hỗ trợ về quy định trình tự, thủ tục theo hướng đơn giản, tạo thuận lợi cho DNNVV. Hay cần tập trung hỗ trợ những vấn đề mà DNNVV gặp nhiều hạn chế, vướng mắc như: công tác quản trị DN, quản lý lao động, tiền lương, các thủ tục pháp lý… để hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN ngày một hiệu quả, chất lượng.
Thực tế cho thấy, nhu cầu, mong muốn hỗ trợ của từng nhóm DN thường khác nhau. Mặc dù các ngành, các cấp đã xây dựng một số chính sách hỗ trợ dựa trên nhu cầu của DN nhưng DN vẫn cần được hướng dẫn cụ thể về cách thức để thụ hưởng được những chính sách này. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ cần được triển khai sâu rộng, thường xuyên và có hiệu quả trên thực tế chứ không chỉ dừng ở sự hỗ trợ... trên giấy.
Theo phân tích của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2023 nhiều DN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk gặp khó khăn trong tìm kiếm khách hàng.
Nằm trong chiến lược đào tạo xuất nhập khẩu tại doanh nghiệp, năm 2018 Xuất nhập khẩu Lê Ánh đã có 1 khoảng thời gian đào tạo Khóa nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế cho đội ngũ nhân viên của Honda Việt Nam tại Vĩnh Phúc. Thời gian đào tạo tập trung với các nội dung về: các phương thức thanh toán, các phương thức vận tải, chứng từ thanh toán, rủi ro trong thanh toán, luật lệ liên quan, giải đáp thực tế,…
Buổi đào tạo tại Công ty Honda Việt Nam không chỉ là cơ hội để 2 bên biết rõ hơn về nhau mà còn là sợ dây kết nối giữa Xuất nhập khẩu Lê Ánh với Honda Việt Nam trong chặng đường dài sau này.
Chúng tôi đã có cơ hội được đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm làm nghề xuất nhập khẩu & xử lý các nghiệp vụ Logistics cho đội ngũ phòng xuất nhập khẩu - Logistics, ban giám đốc và các phòng ban kế toán, phòng kỹ thuật,...của Công ty Cổ phần Yotek.
Xuất nhập khẩu lê Ánh đã dành nhiều thời gian để họp, trao đổi trực tiếp với phòng Logistics của doanh nghiệp Yotek để tìm hiểu rõ đặc thù kinh doanh, đặc thù mặt hàng xuất nhập khẩu và tìm hiểu về những khó khăn của doanh nghiệp để thiết kế nội dung học phù hợp nhất.
Hai giảng viên của Trung tâm đã dành thời gian 2 tuần để lên được nội dung chi tiết cho doanh nghiệp Yotek, đảm bảo bám sát với nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp chuyên nhập các mặt hàng đặc thù phục vụ cho công nghiệp điện, năng lượng.
Buổi cuối trong khóa đào tạo xuất nhập khẩu tại doanh nghiệp Yotek
⭕ Thầy Lê Thế Cường - Sáng lập và điều hành công ty TNHH TRUST FRIEND – chuyên dịch vụ logistics: vận chuyển quốc tế, thông quan và vận chuyển nội địa, gần 15 năm kinh nghiệm làm nghề và cô Huỳnh Thị Thanh Hằng - Đồng sáng lập & Giám đốc vận hành Công ty AIDOS LOGISTICS - Kinh nghiệm hơn 10 năm làm nghề & hơn 1 năm kinh nghiệm giảng dạy xuất nhập khẩu & Logistics, là hai giảng viên chính thức đứng lớp, giảng dạy trực tiếp tại trụ sở của Công ty Cổ phần Yotek.
Bước đầu có nhiều khó khăn khi tìm hiểu do đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp có rất nhiều loại mặt hàng khác nhau, tuy nhiên khóa học đã diễn ra suôn sẻ, nhận được nhiều lời khen từ phía lãnh đạo của doanh nghiệp. Đây là động lực rất lớn để chúng tôi nỗ lực hơn nữa trong các chương trình đào tạo tiếp theo tại các doanh nghiệp.