Điều Kiện Phát Triển Nông Nghiệp Ở Việt Nam

Điều Kiện Phát Triển Nông Nghiệp Ở Việt Nam

Tuy nhiên, một số thách thức đang cản trở du lịch nông nghiệp phát huy hết tiềm năng ở Việt Nam. Một trong những vấn đề chính là phát triển sản phẩm. Mặc dù Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú nhưng ngành du lịch nông nghiệp hiện nay vẫn thiếu tính chuyên nghiệp. Các hoạt động thường diễn ra tự phát ở quy mô nhỏ và thiếu chiến lược thương hiệu. Điều này khiến sản phẩm du lịch gặp khó khăn trong thu hút sự quan tâm của du khách.

Tuy nhiên, một số thách thức đang cản trở du lịch nông nghiệp phát huy hết tiềm năng ở Việt Nam. Một trong những vấn đề chính là phát triển sản phẩm. Mặc dù Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú nhưng ngành du lịch nông nghiệp hiện nay vẫn thiếu tính chuyên nghiệp. Các hoạt động thường diễn ra tự phát ở quy mô nhỏ và thiếu chiến lược thương hiệu. Điều này khiến sản phẩm du lịch gặp khó khăn trong thu hút sự quan tâm của du khách.

Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh trong nông nghiệp

Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước xác định có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng, trong đó việc hình thành và phát triển nền nông nghiệp sạch được ưu tiên tạo điều kiện. Do đó, chính sách thuế đối với các hoạt động liên quan đến nông nghiệp sạch cũng được điều chỉnh theo hướng giảm số thuế phải nộp.

Chính sách thuế ở nhiều nước trên thế giới được thiết kế nhằm định hướng sản xuất nông nghiệp sạch, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường.

Thuế đối với các chất sử dụng trong nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường: Các sản phẩm như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm, diệt chuột, phân bón đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và tăng năng suất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng các chất này có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ con người. Vì vậy, nhiều nước đưa những thuốc này vào đối tượng chịu thuế môi trường, thuế giá trị gia tăng… nhằm giảm thiểu việc sử dụng, đồng thời tạo ra một nguồn thu được dùng để giảm các tác động đến môi trường. Trong đó, Thụy Điển là quốc gia đầu tiên trên thế giới đã đưa ra thuế đặc biệt về thuốc trừ sâu dựa trên khối lượng bán vào năm 1984, với mức thuế ban đầu là 4 SEK/kg, sau tăng dần đến mức hiện tại là 34 SEK/kg (tương đương 3,64 EUR/kg), chiếm khoảng 20% giá bán. Năm 1996, Đan Mạch đưa ra thuế đối với nhóm thuốc trừ sâu theo tỷ lệ trên giá bán buôn. Thuế suất đối với thuốc trừ sâu là 35%, thuốc trừ cỏ, diệt nấm và chất điều chỉnh tăng trưởng là 25%. Năm 2013, Đan Mạch đưa ra Chiến lược thuốc trừ sâu 2013 - 2015 nhằm ngăn ngừa việc gia tăng sử dụng thuốc trừ sâu, giảm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, thiên nhiên và nước ngầm. Theo đó, thuế được thay đổi sang cách tính theo thuế suất tuyệt đối (50 DKK/kg).

Thúc đẩy nghiên cứu công nghệ sinh học và ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp: Ở hầu hết các nước, công nghệ sinh học được hưởng các ưu đãi thuộc khoa học công nghệ; ngoài ra có một số nước quy định ưu đãi riêng dành cho công nghệ sinh học như Malaysia, Hàn Quốc. Các ưu đãi cho công nghệ sinh học bao gồm: Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (Malaysia, Trung Quốc); giảm nghĩa vụ thuế cho những đối tượng đủ điều kiện (Australia, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Canada, Nhật Bản, Italia…), cho phép khấu trừ bổ sung chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển (R&D) với tỷ lệ cao (Trung Quốc, Thái Lan…); giảm thuế thu nhập cá nhân và các khoản đóng góp an sinh xã hội đối với những cá nhân làm việc trong lĩnh vực công nghệ sinh học (Phần Lan).

Ưu đãi thuế đối với dự án nông nghiệp đáp ứng đủ điều kiện: Tại Thái Lan, Chính phủ có chương trình thu hút nguồn vốn đầu tư vào các sản phẩm có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, trong đó, những dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Một số dự án được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 - 5 năm như các dự án nuôi trồng thực vật và động vật có hoạt động R&D, nhân giống vật nuôi với điều kiện sử dụng công nghệ hiện đại...

Nền nông nghiệp sạch là một nền nông nghiệp hữu cơ, giảm thiểu thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất … Theo đó, chính sách thuế tại Việt Nam cũng được thiết kế hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ, hiện đại, hạn chế các chất vô cơ. Luật Thuế bảo vệ môi trường đã quy định, những chất như thuốc diệt cỏ, trừ mối, bảo quản lâm sản khử trùng kho thuộc diện chịu thuế, với thuế suất cụ thể như sau: Thuốc diệt cỏ có thuế suất từ 500 - 2.000 đồng/kg, thuốc trừ mối từ 1.000 - 3.000 đồng/kg, thuốc bảo quản lâm sản từ 1.000 - 3.000 đồng/kg, thuốc khử trùng kho từ 1.000 - 3.000 đồng/kg. Các lĩnh vực khuyến nông, sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản áp dụng công nghệ cao được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm. Cụ thể, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra, Việt Nam còn có những chính sách thuế nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp nói chung.

Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho lĩnh vực nông nghiệp với việc miễn thuế cho một số loại hình thu nhập, như: Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản. Ngoài ra, thuế suất ưu đãi 10% được áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp từ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; nuôi trồng lâm sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất, khai thác và tinh chế muối, trừ sản xuất muối được miễn thuế theo quy định; đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm, bao gồm cả đầu tư để trực tiếp bảo quản hoặc đầu tư để cho thuê bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm. Thuế suất ưu đãi 15% được áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

Chính sách thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 quy định, các sản phẩm trồng trọt thuộc đối tượng không chịu thuế hoặc được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng thấp, cụ thể: Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu; sản phẩm là giống vật nuôi, cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền. Ngoài ra, máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và một số dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng thuộc diện không chịu thuế như tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp; phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác...

Bên cạnh đó, một số dịch vụ nhằm giảm thiểu rủi ro trong ngành nông nghiệp cũng được miễn thuế giá trị gia tăng như bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thủy sản... Ngoài ra, một số dịch vụ được áp dụng thuế suất thấp 5% như đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp…

Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo đồng thời hỗ trợ nông dân, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17/06/2003 về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2010. Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội tiếp tục kéo dài chính sách trên đến năm 2020. Các nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55 (Nghị định số 21/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011) quy định miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp.

Như vậy, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các chính sách pháp luật về thuế đã được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với điều kiện thực tế, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, trong đó lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn được hưởng các mức ưu đãi về thuế cao nhất. Tuy nhiên, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 diễn ra mạnh mẽ, thay đổi cả phương thức sản xuất lẫn cách thức quản lý trong nông nghiệp, thì hệ thống thuế của Việt Nam cần được hoàn thiện hơn nữa để hỗ trợ phát triển nền nông nghiệp hiện đại, hướng đến nông nghiệp sạch.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, ngoài các ưu đãi thuế hiện nay, Việt Nam có thể tham khảo các chính sách thuế khác như giảm nghĩa vụ thuế cho những đối tượng đủ điều kiện, cho phép khấu trừ bổ sung chi phí dành cho R&D với tỷ lệ cao, giảm thuế thu nhập cá nhân và các khoản đóng góp an sinh xã hội đối với các cá nhân làm việc trong lĩnh vực công nghệ sinh học…

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Bắc Yên Bái tuyển dụng 10 lao động làm việc tại Agribank chi nhánh loại II. Cụ thể như sau: