Điều Lệ Của Hội Khuyến Học

Điều Lệ Của Hội Khuyến Học

Quyết định 1616/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Điều lệ Hội Khuyến học Hà Nội

Quyết định 1616/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Điều lệ Hội Khuyến học Hà Nội

Điều lệ Hội khuyến học Việt Nam

Chương IĐIỀU LỆHỘI KHUYẾN KHÍCH VÀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM(Hội khuyến học Việt Nam)––––––––––––––

Khuyến học là truyền thống tốt đẹp, lâu đời của dân tộc, là chính sách của quốc gia và đạo đức, nghĩa tình của nhân dân Việt Nam.

Bước vào thế kỷ 21, trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, công cuộc "trồng người" vì lợi ích trăm năm để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phải là sự nghiệp của toàn xã hội.

TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH - NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

Hội khuyến học Việt Nam là tổ chức tự nguyện của mọi người Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người" tích cực tham gia xã hội hoá giáo dục, góp sức phấn đấu cho phong trào "toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, với ba mục tiêu cơ bản:

- Khuyến khích và hỗ trợ phong trào học tập, nâng cao trình độ văn hoá, nghề nghiệp của mọi người trong nhà trường và trong xã hội, đặc biệt chú ý những người nghèo không có điều kiện học tập, những người có năng khiếu có thể phát triển thành nhân tài, góp sức phấn đấu cho sự công bằng xã hội về quyền lợi học tập của mọi người, mọi vùng trong nước.

- Cổ vũ xã hội trân trọng vai trò của người thầy và chăm sóc người thầy trong sự nghiệp giáo dục; khuyến khích người thầy phấn đấu, rèn luyện để xứng đáng với vị thế của mình trong xã hội.

- Làm tư vấn về giáo dục trên cơ sở tập hợp ý kiến của đông đảo các nhà giáo dục, khoa học và những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục; kiến nghị với Nhà nước chủ trương chính sách, biện pháp nhằm cải tiến và phát triển giáo dục.

Hội khuyến học Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản và tài chính riêng, có tài khoản bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng. Hội có cơ quan ngôn luận được thành lập theo quy đinh của pháp luật. Hội đặt trụ sở tại thủ đô Hà Nội.

Để thực hiện tôn chỉ, mục đích của mình, Hội khuyến học Việt Nam kiên trì các nguyên tắc sau đây trong hoạt động thực tiễn :

- Tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; tranh thủ sự hỗ trợ của ngành giáo dục đào tạo và sự hướng dẫn, hỗ trợ của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc các cấp.

- Phát huy quyền chủ động sáng tạo của các cấp Hội; phối hợp, liên kết với các tổ chức kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội, các đoàn thể nhân dân và Hội quần chúng khác cùng hoạt động khuyến học và vận động nhân dân tham gia xã hội hoá giáo dục.

- Tranh thủ sự ủng hộ và trợ giúp về tinh thần, vật chất của mọi tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước vì sự nghiệp khuyến học.

Công dân Việt Nam ở trong và ngoài nước có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục tán thành Điều lệ của Hội khuyến học Việt Nam, tự nguyện hoạt động theo sự phân công của Hội đều được xem xét và công nhận là hội viên.

- Tôn trọng và thực hiện Điều lệ, nghị quyết công tác của Hội.

- Tuyên truyền cho Hội và phát triển hội viên mới.

- Đóng hội phí và tham gia xây dựng quỹ Hội.

- Sinh hoạt trong các tổ chức của Hội.

- Bàn bạc công việc của Hội, đề xuất ý kiến nhằm phát triển phong trào khuyến học và sự nghiệp giáo dục.

- Bầu cử, ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội.

- Hưởng các quyền lợi do hoạt động của Hội đem lại.

- Các tổ chức thành viên của Hội được giúp đỡ bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong hoạt động.

Các nhà hoạt động chính trị, xã hội, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học có uy tín, có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, nhiệt tình ủng hộ tôn chỉ, mục đích của Hội được Hội trao tặng danh hiệu "Hội viên danh dự".

Các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, tán thành tôn chỉ, mục đích của Hội, nhiệt tình đóng góp vật chất để xây dựng Hội và phát triển sự nghiệp khuyến học, được Hội ghi nhận trong sổ vàng, hoặc trao tặng huy chương của Hội hoặc được Hội trao tặng danh hiệu "Hội viên tán trợ".

Hội viên có thẻ hội viên do Trung ương Hội ấn hành. Ban thường vụ Trung ương Hội quy định việc cấp phát và quản lý thẻ hội viên.

Hội khuyến học Việt Nam được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở :

- Ở Trung ương có Trung ương Hội được thành lập theo quyết định của Chính phủ.

- Ở địa phương, có các Hội địa phương và cơ sở được thành lập căn cứ yêu cầu, điều kiện phát triển của phong trào khuyến học và do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định theo thẩm quyền được pháp luật quy định.

Căn cứ yêu cầu và điều kiện cụ thể, Hội tổ chức các trường lớp đào tạo, nhà xuất bản, các Trung tâm tư vấn, dịch vụ, sản xuất... phục vụ hoạt động của Hội. Các tổ chức này được thành lập và hoạt động theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật.

Đại hội đại biểu toàn quốc do Ban chấp hành Trung ương Hội triệu tập thường lệ 5 năm một lần là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội khuyến học Việt Nam. Trong trường hợp cần thiết, khi có 2/3 số Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Hội yêu cầu, Đại hội có thể được triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá hai năm.

Đại hội có nhiệm vụ đánh giá hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ, quyết định chương trình hành động của Hội trong nhiệm kỳ tiếp theo, sửa đổi và bổ sung Điều lệ Hội, suy tôn Chủ tịch danh dự và cử Ban chấp hành Trung ương Hội.

Ban chấp hành Trung ương Hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội giữa hai kỳ Đại hội, họp mỗi năm một lần; họp bất thường khi cần.

Ban chấp hành Trung ương Hội có nhiệm vụ :

- Lãnh đạo việc chấp hành Điều lệ và Nghị quyết của Đại hội được cụ thể hoá thành chương trình, kế hoạch công tác của Ban chấp hành Trung ương.

- Cử Ban thường vụ của Ban chấp hành Trung ương gồm : Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các Uỷ viên thường vụ.

- Cử Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên Hội đồng cố vấn; cử Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên Hội đồng bảo trợ.

- Cử Chủ nhiệm, các Phó chủ nhiệm và các uỷ viên Uỷ ban kiểm tra.

- Cử Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ khuyến học Việt Nam và Giám đốc Quỹ.

- Chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ tiếp theo.

Ban thường vụ Trung ương Hội thay mặt Ban chấp hành Trung ương Hội giữa hai kỳ họp, có nhiệm vụ :

- Chỉ đạo việc thực hiện các Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc và của Ban chấp hành Trung ương Hội; hướng dẫn hoạt động của các tổ chức Hội địa phương.

- Thành lập và quản lý các tổ chức giúp việc Ban chấp hành Trung ương Hội, các tổ chức sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh trực thuộc Trung ương Hội.

- Quản lý tài sản và tài chính của Hội; lãnh đạo hoạt động của Quỹ khuyến học Việt Nam.

- Quyết định các vấn đề về tổ chức và nhân sự chủ yếu của Trung ương Hội.

- Quyết định việc khen thưởng, kỷ luật; quyết định mức hội phí, mẫu thẻ hội viên, biểu tượng, huy chương và các danh hiệu khác của Hội.

- Triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban chấp hành Trung ương Hội : báo cáo công việc đã làm trước Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội.

- Ban thường vụ Trung ương Hội cử ra một số uỷ viên làm chức năng thường trực để cùng với Tổng thư ký điều hành thực hiện các Nghị quyết công tác của Ban chấp hành và Ban thường vụ, chuẩn bị các vấn đề đưa ra Hội nghị Ban thường vụ xem xét và quyết định, quyết định các vấn đề về tổ chức và nhân sự do Ban thường vụ uỷ nhiệm, chỉ đạo hoạt động của các đơn vị trực thuộc và giải quyết công việc hàng ngày của Trung ương Hội.

- Ban thường vụ Trung ương Hội họp 03 tháng một lần; họp bất thường khi cần.

Uỷ ban kiểm tra của Trung ương Hội có nhiệm vụ kiểm tra việc thi hành Điều lệ và các Nghị quyết của Trung ương Hội; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính; kiểm tra tư cách hội viên; giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo đốivới hội viên và tổ chức của Hội.

Hội đồng cố vấn của Ban chấp hành Trung ương Hội là một tập thể các nhà giáo dục, khoa học, các nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín và có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục làm chức năng tư vấn cho Ban chấp hành về hoạt động của Hội.

Hội đồng bảo trợ là một tập thể các nhà hoạt động xã hội, các nhà hảo tâm và các chủ doanh nghiệp có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, tự nguyện đóng góp vật chất cho hoạt động của Hội và vận động tài trợ cho Hội.

Đại hội đại biểu Hội khuyến học địa phương do Ban chấp hành Hội cấp tương ứng triệu tập thường kỳ 5 năm một lần; khi cần thiết, có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn nhưng không quá một năm, nếu có 2/3 số uỷ viên Ban chấp hành cấp Hội địa phương yêu cầu.

Đại hội thảo luận các văn kiện của Ban chấp hành Hội cấp trên, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua; quyết định chương trình công tác nhiệm kỳ tiếp theo; cử Ban chấp hành mới; cử đại biểu đi dự Đại hội đại biểu của Hội cấp trên.

Ban chấp hành Hội khuyến học địa phương họp mỗi năm hai lần; họp bất thường khi cần. Ban chấp hành Hội khuyến học địa phương có nhiệm vụ: Lãnh đạo thực hiện Nghị quyết của Đại hội cấp mình, Nghị quyết, chỉ thị của Hội cấp trên; cử Ban thường vụ gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các uỷ viên; cử Ban kiểm tra gồm Trưởng ban, Phó trưởng ban và các uỷ viên; cử Ban quản lý Quỹ khuyến học địa phương do một uỷ viên thường vụ làm trưởng ban; chuẩn bị Đại hội đại biểu nhiệm kỳ tiếp theo.

Ban thường vụ Hội khuyến học địa phương có nhiệm vụ: Tổ chức chỉ dạo thực hiện các Nghị quyết của Hội cấp trên, chương trình, kế hoạch công tác của Đại hội đại biểu và của Ban chấp hành Hội địa phương; hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra hoạt động của tổ chức Hội cấp dưới; quản lý các tổ chức giúp việc Ban chấp hành, các tổ chức sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh trực thuộc; quản lý tài sản, tài chính và lãnh đạo hoạt động của Quỹ khuyến học địa phương; triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban chấp hành. Ban thường vụ cấp Hội địa phương, họp hai tháng một lần, họp bất thường khi cần.

Chủ tịch và các Phó chủ tịch cấp Hội địa phương đảm nhiệm chức năng thường trực của Ban chấp hành và Ban thường vụ để kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các Nghị quyết của Hội; chuẩn bị cấc vấn đề đưa ra Hội nghị Ban chấp hành và Ban thường vụ xem xét, quyết định; giải quyết công việc hàng ngày của Hội địa phương.

Ban kiểm tra cấp Hội địa phương thực hiện chức năng kiểm tra việc thi hành Điều lệ, các Nghị quyết công tác của Hội cấp trên và của địa phương; kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài chính; kiểm tra tư cách hội viên; giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo đối với hội viên và tổ chức Hội địa phương.

Ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, trường học, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có 05 hội viên trở lên thì thành lập Hội khuyến học cơ sở.

Việc thành lập Hội ở những nơi có đặc điểm riêng do Ban thường vụ Trung ương Hội quy định.

Tổ chức Hội cơ sở có dưới 15 hội viên thì cử Chủ tịch, Phó chủ tịch để điều hành công việc; từ 15 hội viên trở lên thì cử Ban chấp hành gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và các uỷ viên.

Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể của tổ chức Hội khuyến học cơ sở được triệu tập 5 năm hai lần để thảo luận văn kiện của Hội cấp trên; đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua; quyết định chương trình công tác nhiệm kỳ tiếp theo; cử Ban chấp hành mới; cử đại biểu dự Đại hội cấp trên.

Ban chấp hành Hội cơ sở có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của Hội cấp trên, chương trình công tác của Đại hội cơ sở; xây dựng tổ chức Hội cơ sở; vận động các tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động khuyến học, góp phần tích cực thực hiện xã hội hoá giáo dục ở cơ sở; xây dựng, quản lý và sử dụng có hiệu quả Quỹ khuyến học của cấp Hội cơ sở; chuẩn bị Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể của tổ chức Hội cơ sở nhiệm kỳ tới.

Ban chấp hành Hội cơ sở có từ 09 uỷ viên trở lên được cử Ban thường vụ gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và các uỷ viên để điều hành công việc thường xuyên của Hội; dưới 09 uỷ viên, chỉ cử Chủ tịch, Phó chủ tịch.

Ban chấp hành Hội cơ sở phân công một hoặc một số uỷ viên phụ trách công tác kiểm tra; một hoặc một số uỷ viên phụ trách Quỹ khuyến học cơ sở.

Ban chấp hành Hội cơ sở họp 03 tháng một lần.

Chương IVKHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Tổ chức Hội các cấp, cán bộ, hội viên có thành tích trong hoạt động khuyến học được Hội khen thưởng theo quy định của Ban thường vụ Trung ương Hội hoặc được đề nghị Nhà nước khen thưởng. Hình thức khen thưởng của Hội khuyến học Việt Nam là Bằng khen của Hội và Huy chương "vì sự nghiệp khuyến học".

Tổ chức Hội các cấp, cán bộ, hội viên hoạt động sai trái với Điều lệ và các Nghị quyết của Hội thì tuỳ theo mức độ mà bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo đến giải thể đối với tổ chức Hội, hoặc khiển trách, cảnh cáo, cách chức đến đưa ra khỏi Hội đối với hội viên.

- Thu từ các hoạt động sự nghiệp dịch vụ, sản xuất, kinh doanh của Hội.

- Kinh phí được cấp khi tham gia cùng cơ quan Nhà nước thực hiện các chương trình, dự án phát triển giáo dục.

- Tài trợ của các tập thể, cá nhân ở trong và ngoài nước.

Tài chính của cấp Hội nào do Ban chấp hành cấp Hội ấy quản lý theo chế độ kế toán và kiểm toán hiện hành của Nhà nước và được chi theo nguyên tắc dành tuyệt đại bộ phận nguồn thu cho Quỹ khuyến học để sử dụng cho các hoạt động khuyến học.

Hàng năm, Ban chấp hành các cấp Hội nghe báo cáo và quyết định nhiệm vụ tài chính của cấp mình.

Tổ chức của Hội và cán bộ, hội viên phải chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Hội.

Ban chấp hành Trung ương Hội có nhiệm vụ hướng dẫn việc thi hành Điều lệ trong toàn Hội.

Chỉ Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội khuyến học Việt Nam mới có quyền sửa đổi Điều lệ Hội.

(Điều lệ này được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Hội thông qua ngày 16 tháng 6 năm 1999)./.

Nội dung điều lệ đang được cập nhật.

Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Khuyến học Việt Nam

Phê duyệt kèm theo Quyết định số 275 /QĐ-BNV ngày 05 tháng 4 năm 2022của Bộ Nội vụ

Cơ quan chủ quản: Hội Khuyến học Việt Nam

Giấy phép số 114/GP-BTTTT do Bộ TT - TT cấp ngày 25/2/2022

Tổng Thư ký Tòa soạn: Trương Thúy Hằng

Số 29/67 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: [email protected]

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO: 0983.362.663