Có hàng trăm phiên bản khác nhau về cách dùng và phát âm tiếng Anh trên toàn thế giới như tiếng Anh của Scotland, của Singapore, của Ireland,… Nhưng để tổng quát lại thì có 3 giọng tiếng Anh phổ biến nhất hiện nay, đó là giọng Anh - Anh, Anh - Mĩ, và Anh - Úc. Vậy làm thế nào để có thể phân biệt giọng Anh Anh Anh Mỹ và Anh Úc và đâu là những điểm khác nhau cơ bản giữa chúng? Hãy cùng Jaxtina khám phá bài học tiếng Anh sau nhé!
Có hàng trăm phiên bản khác nhau về cách dùng và phát âm tiếng Anh trên toàn thế giới như tiếng Anh của Scotland, của Singapore, của Ireland,… Nhưng để tổng quát lại thì có 3 giọng tiếng Anh phổ biến nhất hiện nay, đó là giọng Anh - Anh, Anh - Mĩ, và Anh - Úc. Vậy làm thế nào để có thể phân biệt giọng Anh Anh Anh Mỹ và Anh Úc và đâu là những điểm khác nhau cơ bản giữa chúng? Hãy cùng Jaxtina khám phá bài học tiếng Anh sau nhé!
Rõ ràng là tiếng Anh Anh và Anh Mỹ đã phát triển theo 2 hướng khác nhau khi bạn xem xét các ảnh hưởng văn hoá đã tác động biệt lập tới mỗi kiểu Tiếng Anh đó cũng như việc làm thế nào họ đã mượn từ của các ngôn ngữ đó.
Vì vài lý do nào đó, điều này lại rất phổ biến đối với các từ nói về thực phẩm: chẳng hạn từ coriander (Anh Anh, mượn từ Tiếng Pháp) và cilantro (Anh Mỹ, mượn từ Tiếng Tây Ban Nha) đều có nghĩa là rau mùi, và aubergine (Anh Anh, mượn từ Tiếng Ả Rập) và eggplant (Anh Mỹ, gọi như vậy là vì nó trông giống một quả trứng màu tím) đều có nghĩa là cà tím.
Sau cùng đây đều là hai ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới và đều có những điểm thú vị riêng của chúng. Mỗi ngôn ngữ đều phản ánh nét văn hóa riêng của đất nước nơi chúng thuộc về.
Hãy lựa chọn cho mình vùng đất phù hợp nhất làm điểm đến khai phá tri thức nhé!
Tiếng Anh-Anh và Anh-Mỹ khá tương đồng nhau, chỉ có một vài sự khác biệt về ngữ pháp, cách viết từ, từ vựng và thành ngữ. Tiếng Anh-Anh hiện đại chịu nhiều ảnh hưởng từ tiếng Anh-Mỹ, vì thế những khác biệt giữa chúng ngày càng mai một. Tiếng Anh-Anh và Anh-Mỹ đôi khi phát âm khác nhau nhưng hầu hết người Anh và người Mỹ có thể hiểu nhau dễ dàng.
1. Ngữ pháp (Grammar) Dưới đây là các ví dụ về những nét khác biệt chính trong ngữ pháp của tiếng Anh-Anh và Anh-Mỹ. Trong nhiều trường hợp, một ngôn ngữ có thể dùng hai cách diễn đạt khác nhau, trong khi ngôn ngữ còn lại chỉ có thể có một cách diễn đạt.
Anh-Mỹ: He just went home./He's just gone home. (Anh ấy vừa mới về tới nhà.) Anh-Anh: He's just gone home. (Anh ấy vừa mới về tới nhà.)
Anh-Mỹ: Do you have a problem?/Have you got a problem? (Bạn gặp rắc rối gì sao?) Anh-Anh: Have you got a problem? (Bạn gặp rắc rối gì sao?)
Anh-Mỹ: I've never really gotten to know her. (Tôi chưa bao giờ thực sự có cơ hội được quen biết cô ấy.) Anh-Anh: I've never really got to know her.(Tôi chưa bao giờ thực sự có cơ hội được quen biết cô ấy.)
Anh-Mỹ: I (can) see a car coming. (Tôi thấy một chiếc xe ô tô đang chạy tới.) Anh-Anh: I can see a car coming. (Tôi thấy một chiếc xe ô tô đang chạy tới.)
Anh-Mỹ: Her feet were sore because her shoes fit/fitted badly. (Chân cô ấy bị đau vì đôi giày quá chật.) Anh-Anh: Her feet were sore because her shoes fitted badly. (Chân cô ấy bị đau vì đôi giày quá chật.)
Anh-Mỹ: It's important that he be told. (Anh ấy cần phải được nói cho biết.) Anh-Anh: It's important that he should be told. (Anh ấy cần phải được nói cho biết.)
Anh-Mỹ: Will you buy it? ~ I may. (Bạn sẽ mua nó chứ? ~ Có thể tôi sẽ mua.) Anh-Anh: Will you buy it? ~ I may (do). (Bạn sẽ mua nó chứ? ~ Có thể tôi sẽ mua.)
Anh-Mỹ: The committee meets tomorrow. (Ủy ban sẽ họp vào ngày mai.) Anh-Anh: The committee meet/meets tomorrow. (Ủy ban sẽ họp vào ngày mai.)
Anh-Mỹ: (On the phone) Hello, is this Susan? (Alo, Susan phải không?) Anh-Anh: (On the phone) Hello, is that Susan? (Alo, Susan phải không?)
Anh-Mỹ: It looks like it's going to rain. (Có vẻ như trời sắp mưa rồi.) Anh-Anh: It looks like/as if it's going to rain. (Có vẻ như trời sắp mưa rồi.)
Anh-Mỹ: He looked at me real strange (Cách nói thân mật)./ He looked at me really strangely. (Anh ấy nhìn tôi rất lạ.) Anh-Anh: He looked at me really strangely. (Anh ấy nhìn tôi rất lạ.)
Anh-Mỹ: He probably has arrived by now./ He has probably arrived by now. (Giờ có thể anh ấy đã tới nơi rồi.) Anh-Anh: He has probably arrived by now. (Giờ có thể anh ấy đã tới nơi rồi.)
Ngoài get và fit ra, thì một số động từ bất quy tắc khác cũng có những dạng thức khác nhau trong tiếng Anh-Anh và Anh-Mỹ.
2. Từ vựng Có rất nhiều sự khác biệt về từ vựng giữa tiếng Anh-Anh và Anh-Mỹ. Đôi khi cùng 1 từ lại có nghĩa khác nhau (chẳng hạn như từ mad trong tiếng Anh-Anh có nghĩa là điên cuồng còn trong tiếng Anh Mỹ lại có nghĩa là tức giận). Và rất nhiều trường hợp nhiều từ khác nhau nhưng lại có chung nghĩa (ví dụ như lorry trong tiếng Anh Anh cùng nghĩa với truck trong tiếng Anh Mỹ). Dưới đây là một vài ví dụ cụ thể.
airplane (máy bay) anyplace, anywhere (bất cứ nơi nào) apartment (căn hộ) area code (mã vùng) attorney, lawyer (luật sư) busy (máy bận) cab, taxi (taxi) can (hộp kim loại) candy (kẹo) check, bill (hóa đơn) coin-purse (ví nữ) cookie, cracker (bánh bích quy) corn (ngô) crib (cũi) crazy (điên khùng) cuffs (gấu quần) diaper (tã) doctor's office (phòng khám) dumb, stupid (ngu ngốc) elevator (thang máy) eraser (cục tẩy) fall, autumn (mùa thu) faucet, tap (vòi nước (trong nhà)) first floor, second floor.. (tầng trệt, tầng hai) flashlight (đèn pin) flat (thủng săm) french fries (khoai tây chiên) garbage, trash (rác) garbage can, trashcan (thùng rác) gas (xăng) gear shift (cần số xe) highway, free way (đường cao tốc) intersection (ngã tư) mad (tức giận) mail (thư) mean (bần tiện) movie, film (phim) one-way (vé một chiều) pants, trousers (quần) pavement (mặt đường) pitcher (bình) pocketbook, purse, handbag (túi xách) (potato) chips (khoai tây chiên) railroad (đường ray) raise (tăng lương) rest room (nhà vệ sinh công cộng) round trip (khứ hồi) schedule, timetable (thời gian biểu) sidewalk (vỉa hè) sneakers (giày thể thao) spigot, faucet (vòi nước ngoài trời) stand in line (xếp hàng) stingy (keo kẹt) store, shop (cửa hàng) subway (tàu điện ngầm) truck (xe tải) trunk (cốp xe) two weeks (hai tuần) vacation (kỳ nghỉ) windshield (kính chắn gió) zee (chữ z) zipper (khóa kéo)
aeroplane (máy bay) anywhere (bất cứ nơi nào) flat/apartment (căn hộ) dialing code (mã vùng) barrister, solicitor (luật sư) engaged (máy bận) taxi (taxi) tin ( hộp kim loại) sweets (kẹo) bill (hóa đơn) purse (ví nữ) biscuit (bánh bích quy) sweetcorn, maize (ngô) cot (cũi) mad (điên khùng) turn-ups (gấu quần) nappy (tã) doctor's surgery (phòng khám) stupid (ngu ngốc) lift (thang máy) rubber, eraser (cục tẩy) autumn (mùa thu) tap (vòi nước (trong nhà)) ground floor, first floor... (tầng trệt, tầng hai) torch (đèn pin) flat tyre, puncture (thủng săm) chips (khoai tây chiên) rubbish (rác) dustbin, rubbish bin (thùng rác) petrol (xăng) gear level (cần số xe) main road, motorway đường cao tốc) crossroads (ngã tư) angry (tức giận) post (thư) nasty (bần tiện) film (phim) single (ticket) (vé một chiều) trousers (quần) road surface (mặt đường) jug (bình) handbag (túi xách) crisps (khoai tây chiên) railway (đường ray) rise (tăng lương) public toilet (nhà vệ sinh công cộng) return (khứ hồi) timetable (thời gian biểu) pavement (vỉa hè) trainers (giày thể thao) tap (vòi nước ngoài trời) queue (xếp hàng) mean (keo kẹt) shop (cửa hàng) underground (tàu điện ngầm) van, lorry (xe tải) boot (cốp xe) fortnight, two weeks (hai tuần) holiday(s) (kỳ nghỉ) windcreen (kính chắn gió) zed (chữ z) zip(khóa kéo)
Những cụm từ với giới từ và tiểu từ:
Anh-Mỹ: different from/than (khác với) Anh-Anh: different from/to (khác với)
Anh-Mỹ: check something (out) (kiểm tra) Anh-Anh: check something (kiểm tra)
Anh-Mỹ: do something over/again (làm lại việc gì) Anh-Anh: do something again (làm lại việc gì)
Anh-Mỹ: live on A street (sống ở đường A) Anh-Anh: live in A street (sống ở đường A) Anh-Mỹ: on a team (trong 1 đội/nhóm) Anh-Anh: in a team (trong 1 đội/nhóm)
Anh-Mỹ: Monday through/to Friday (từ thứ 2 đến thứ 6) Anh-Anh: Monday to Friday (từ thứ 2 đến thứ 6)
3. Cách viết Một số từ kết thúc bằng -or trong tiếng Anh-Mỹ nhưng lại kết thúc bằng -our trong tiếng Anh-Anh (như color và colour). Một số từ kết thúc bằng -er trong tiếng Anh-Mỹ nhưng kết thúc bằng -re trong tiếng Anh-Anh (như center, centre). Nhiều động từ kết thúc bằng -ize trong tiếng Anh-Mỹ (như realize) có thể viết bằng -ize hay -ise trong tiếng Anh-Anh. Dưới đây là các từ thông dụng.
aluminum (nhôm) analyze (phân tích) catalogue/catalog (catalô) center (trung tâm) check (chi phiếu) color (màu sắc) defense (bảo vệ) honor (danh dự) jewelry (trang sức) labor (lao động) pajamas (đồ ngủ) paralyze (làm tê liệt) practice, practise (thực hành, luyện tập) program (chương trình) realize (nhận ra) theater (nhà hát) tire (lốp xe) traveler, traveller (lữ khách) whiskey (rượu whiskey)
4. Cách phát âm Có nhiều giọng khác nhau ở những vùng miền khác nhau ở cả Anh và Mỹ, dưới đây là những khác biệt chính:
- Một số nguyên âm là âm mũi (được phát âm ra bằng mũi và miệng cùng lúc) trong nhiều cách phát âm trong tiếng Anh Mỹ, nhưng trong tiếng Anh Anh thì lại không.
- Tiếng Anh-Anh có nhiều hơn 1 nguyên âm so với tiếng Anh-Mỹ. Đó là âm o tròn /ɒ/ có trong các từ như cot, dog, got, gone, off, stop, lost. Trong tiếng Anh Mỹ thì những từ này hoặc là được phát âm là /ɑː/ như trong từ father, hoặc là được phát âm là /ɔː/, như trong từ caught. (Âm ɔː cũng được phát âm hơi khác nhau giữa Anh-Anh và Anh-Mỹ.)
- Một số từ có dạng thức a + phụ âm (chẳng hạn như fast, after) thì được phát âm là /ɑː/ trong tiếng Anh chuẩn ở miền Nam nước Anh, và được phát âm là /æ/ trong tiếng Anh-Mỹ và một số vùng khác ở nước Anh.
- Nguyên âm trong các từ home, go, open được phát âm là /əʊ/ trong tiếng Anh chuẩn ở miền Nam nước Anh, và được phát âm là /oʊ/ trong tiếng Anh-Mỹ. Hai âm này nghe rất khác nhau.
- Trong tiếng Anh chuẩn ở miền Nam nước Anh, r chỉ được phát âm khi đứng trước một nguyên âm, còn trong hầu hết các cách phát âm của người Mỹ và các vùng khác ở nước Anh, r được phát âm ở mọi vị trí trong từ, và nó làm thay đổi âm sắc của nguyên âm đứng trước nó. Vì vậy những từ như car, turn, offer có cách đọc rất khác nhau giữa người Anh và người Mỹ.
- Trong nhiều dạng phát âm khác nhau của người Mỹ, t và d được phát âm rất nhẹ khi đứng giữa những nguyên âm, vì vậy writer và rider có thể được phát âm giống nhau. Trong tiếng Anh Anh, thì chúng hoàn toàn khác nhau: /ˈraɪtər/ và /ˈraɪdər/.
- Một số từ được phát âm là /uː/ trong hầu hết các dạng tiếng Anh của người Mỹ (AmE), và được được phát âm là /juː/ trong tiếng Anh-Anh (BrE). Những từ này thường có th, d, t, n ( đôi khi có cả s, l) và được theo sau bởi u, ew. Ví dụ: enthusiastic: AmE /ɪnˌθuːziˈæstɪk/ BrE /ɪnˌθjuːziˈæstɪk/ duty : AmE /ˈduːti/ BrE /ˈdjuːti/ tune : AmE /tuːn/ BrE /tjuːn/ new : AmE /nuː/ BrE /njuː/ illuminate : AmE /ɪˈluːmɪneɪt/ BrE /ɪˈljuːmɪneɪt/
- Những từ tận cùng bằng -ile không được nhấn trọng âm (như fertile, reptile, missile, senile) được phát âm là /aɪl/ trong tiếng Anh-Anh, một số từ lại được phát âm là /l/ trong tiếng Anh-Mỹ. Ví dụ: fertile trong tiếng Anh-Mỹ được phát âm là /ˈfɜːrtl/ (như trong turle) và trong tiếng Anh-Anh được phát âm là /ˈfɜːtaɪl/ (như trong her tile).
- Một số từ dài có tận cùng là -ary, -ery, -ory được phát âm khác trong tiếng Anh-Mỹ, nhiều hơn tiếng Anh-Anh một âm tiết. Ví dụ như secretary trong tiếng Anh-Mỹ được phát âm là /ˈsekrəteri/, và trong tiếng Anh-Anh được phát âm là /ˈsekrətri/.
- Borough và thorough được phát âm khác nhau trong tiếng Anh-Mỹ và tiếng Anh-Anh.
Anh-Mỹ: /ˈbʌroʊ/; /ˈθʌroʊ/ Anh-Anh: /ˈbʌrə/; /ˈθʌrə/
- Những từ mượn của tiếng Pháp thường được nhấn trọng âm khác nhau, đặc biệt là những từ có phiên âm kết thúc bằng một nguyên âm. Những từ này thường được nhấn vào âm cuối trong tiếng Anh-Mỹ, nhưng tiếng Anh-Anh thì không. Ví dụ: paté AmE /pɑːˈteɪ/ BrE /ˈpæteɪ/ ballet AmE /bæˈleɪ/ BrE /ˈbæleɪ/
Người Mỹ dùng từ "just", "already" hay "'yet" trong thì quá khứ đơn giản, trong khi tại người Anh thường dùng chúng ở thì hiện tại hoàn thành.
A. Những khác biệt về dùng từ trong văn nói
1. Cách dùng "just", "already" hay "yet":
- Người Mỹ dùng 3 từ trên trong quá khứ đơn giản (the simple past tense), trong khi người Anh thường dùng những từ đó ở thì hiện tại hoàn thành (the present perfect).
Người Mỹ nói: "I already had lunch." hay "She didn't arrive yet"
Nếu muốn nói 2:45 hay 2h45 tại Anh, chúng ta có thể nói:
"Quarter to three", hay 3:15 - 3h15 có thể nói "Quarter past three".
Trong khi đó, tại Mỹ, nói giờ như sau:
"Quarter of three" để chỉ 2:45, hay "Quarter after three" để chỉ 3:15.
3. Người Anh và người Mỹ cũng khác nhau trong cách nói:
- GOOD: người Mỹ dùng good thay cho well, VD: I feel good (M) = I feel weel (A)
- Người Anh dùng 'have got' hay 'has got' khi nói về sở hữu, trong khi người Mỹ thì thường hay dùng 'have' hay 'has'.
Ví dụ, tiếng Anh Mỹ, chúng ta có thể nói: "I have a new car."
Còn trong tiếng Anh Anh thì thường là: "I've got a new car."
- Dạng Past Participle của GET, người Mỹ dùng là GOT, còn người Anh dùng là GOTTEN.
- Với động từ AIM, người Mỹ dùng cấu trúc "to aim to + V", còn người anh dùng cấu trúc "to aim at + V-ing".
Ví dụ: We aim to do something nice = We aim at doing something nice.
Chính tả là yếu tố tạo nên sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại tiếng Anh: Anh-Anh và Anh-Mỹ.
Để nắm vững sự khác biệt giữa hai loại tiếng Anh như "mò kim đáy biển". Bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của công cụ kiểm tra chính tả (spell check) trên máy tính để tạo sự nhất quán trong cách sử dụng. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất là việc lựa chọn từ vựng và cách phát âm. Để khắc phục điều này bạn có thể sử dụng từ điển như một công cụ hỗ trợ đắc lực vì hầu hết các từ điển đều có hướng dẫn chính tả và giải thích cụ thể hai loại tiếng Anh.
C. Một số cặp từ Anh-Anh và Anh-Mỹ thông dụng: