Nguyễn Nhật Ánh Ngày Xưa Có Một Chuyện Tình Đọc Online

Nguyễn Nhật Ánh Ngày Xưa Có Một Chuyện Tình Đọc Online

Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại tỉnh Quảng Nam.  Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất viết sách cho tuổi thơ, tuồi mới lớn với hơn 100 tác phẩm các thể loại.

Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại tỉnh Quảng Nam.  Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất viết sách cho tuổi thơ, tuồi mới lớn với hơn 100 tác phẩm các thể loại.

Mối lương duyên giữa Nguyễn Nhật Ánh và điện ảnh

Nguyễn Nhật Ánh, cái tên gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ 7x, 8x, là một "cây bút của tuổi thơ" đích thực. Với bề dày các tác phẩm văn học lấy đề tài học đường, tái hiện quãng trời tươi đẹp thời hoa niên mà chính tác giả từng thừa nhận rằng vì bản thân rời quê hương, xa tuổi thơ từ sớm mà luôn đau đáu nghĩ về nó. Có lẽ vì thế, các tác phẩm của ông, dù dành cho lứa tuổi thiếu niên, hay thậm chí là thanh niên, dù trong trẻo và hồn nhiên nhưng luôn đau đáu một nỗi niềm, sự u hoài cổ điển, và trên hết và tôn thờ cảm xúc thanh tân.

"Ngày xưa có một chuyện tình mang phong vị rất riêng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh"

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng chia sẻ khi biết Trịnh Đình Lê Minh đưa tác phẩm của mình lên màn ảnh rộng: "Tôi biết cũng nhân vật tiểu thuyết đó, một trăm người đọc sẽ có cho mình một trăm hình ảnh khác nhau tùy theo tính cách và trải nghiệm của từng người. Đạo diễn cũng thế thôi! Trịnh Đình Lê Minh sẽ hình dung ra Vinh, Phúc, Miền theo sự cảm nhận, óc tưởng tượng, theo cá tính và thiên hướng sáng tạo của anh ấy. Với tư cách một nhà văn, tôi chỉ mong từ nguyên liệu văn học, đạo diễn sẽ sáng tạo nên một bộ phim thành công, đặc biệt là chạm vào cảm xúc của người xem, vậy là tốt rồi!".

Nguyễn Nhật Ánh cũng giỏi kể một cách nhẹ nhàng, day dứt về những câu chuyện đầy kịch tính

Văn học là một thế giới tưởng tượng vô tận, nơi mỗi độc giả có thể tự do vẽ nên những hình ảnh riêng. Điện ảnh, ngược lại, là một ngôn ngữ trực quan, cụ thể. Chính sự khác biệt này tạo nên một thử thách lớn cho các nhà làm phim khi chuyển thể tác phẩm văn học. Làm sao để hình ảnh hóa những câu chữ bay bổng mà vẫn giữ được cái hồn của nguyên tác là một bài toán khó.

Văn Nguyễn Nhật Ánh có thể ví như "một mỏ vàng" để khai thác, không chỉ là về khả năng sinh lời của các dự án phim ảnh mà còn vì danh tiếng của nhà văn

Hầu hết các phim điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đều có sự đầu tư tới nơi tới chốn từ kịch bản, đạo diễn, tuyển chọn dàn diễn viên, bối cảnh. Nhiều người trong giới nhận định đây là yếu tố góp phần quan trọng mang đến thành công, tạo mối duyên lành giữa tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh và điện ảnh. Việc chuyển thể cần giữ được "chất" trong câu chuyện của nhà văn nhưng vẫn có sự sáng tạo vừa phải, cân bằng của biên kịch và đạo diễn thông qua việc truyền tải cảm xúc bằng hình ảnh đến khán giả.

Câu chuyện thanh xuân rời xa phố thị để “tìm bình yên"

Truyện dài "Ngày xưa có một chuyện tình" của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được Trịnh Đình Lê Minh chuyển thể màn ảnh rộng. Nội dung tác phẩm kể về 2 chàng trai tên Phúc, Vinh và cô gái tên Miền. Họ bên nhau từ thuở ấu thơ cho đến khi trưởng thành, phải đối mặt với những thử thách của số phận. Họ bắt đầu bằng tình bạn rồi dần dần chớm nở tình đầu, bỡ ngỡ bước vào đời, va vấp và vượt qua. Câu chuyện nhẹ nhàng, lãng mạn nhưng thấm đẫm suy nghĩ về tình yêu, hành trình trưởng thành từng một thời chinh phục độc giả.

Quá trình trưởng thành và va vấp trước cuộc đời, vỡ mộng trong tình yêu luôn chẳng dễ dàng với bất cứ ai

Lựa chọn một truyện dài ra đời vào năm 2016, dù với bối cảnh đồng quê, nhưng giọng văn giản dị, gần gũi, gọn gàng của Nguyễn Nhật Ánh vẫn đủ sức chinh phục, khiến độc giả sụt sùi vì xúc cảm tinh khôi của các nhân vật trẻ đi tìm tình yêu đầu đời. Cả "Mắt biếc" và "Ngày xưa có một chuyện tình" đều là những bản tình ca về tuổi trẻ, nhưng mỗi tác phẩm lại mang một sắc thái riêng. Nếu "Mắt biếc" là một bản tình ca buồn, khắc họa những nỗi niềm tiếc nuối, thì "Ngày xưa có một chuyện tình" lại là một bản tình ca ngọt ngào, ca ngợi vẻ đẹp của tình yêu chân thành.

Ở đó, là sự hiện hữu đẹp đẽ của những người trẻ, yêu một cách yêu rất khác so với thời đại viễn thông bây giờ: Vinh, Miền và Phúc... cùng lớn lên trong môi trường trong lành của thôn quê, sự hồn hậu ăn sâu vào lương tri và khiến họ không thể làm gì sai trái để cướp đi tình yêu riêng mình. Tình yêu của Vinh, Miền và Phúc là một minh chứng cho thấy tình yêu đích thực không cần những lời hoa mỹ, không cần những hành động phô trương, mà chỉ cần sự chân thành và tin tưởng.

Thương hiệu quốc dân Nguyễn Nhật Ánh: Từ sách đến phim

Gần như các nhân vật nhà văn Nguyễn Nhật Ánh viết về đều ôm một giấc mộng tuổi trẻ không thành với ai đó. Chàng trai trong “Đi Qua Hoa Cúc” trót thích một người hơn mình rất nhiều tuổi rồi phải ngậm ngùi chứng kiến người ấy ra đi khỏi cuộc đời mình. Ngạn yêu Hà Lan từ lúc anh còn chưa biết tình yêu là gì đến khi gần tứ tuần, và đã làm mọi thứ để giúp người mình thương được vui. Cậu bé cấp Ba trong "Hạ Đỏ" phải nước mắt ngắn dài chạy qua một cánh đồng rộng đầy ký ức để trốn khỏi người cậu thương, người qua mùa hè sẽ đi cưới chồng.

Nguyễn Nhật Ánh đúng là một thương hiệu văn chương mang tính quốc dân ở Việt Nam

Mỗi đầu sách của Nguyễn Nhật Ánh khi ra mắt đều tạo thành hiện tượng văn hóa, xuất bản. Đọc văn của ông, ta luôn thấy một lối viết đặc biệt, hấp dẫn, đến từ sự hóm hỉnh, trong sáng, đầy ắp sự tử tế và lòng yêu thương. Là tác phẩm hướng tới thiếu nhi, nhưng những truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh đều có thể chạm tới cả tâm hồn người lớn.

Đề đọc hiểu Ánh trăng của Nguyễn Duy

Cho đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:

Từ hồi về thành phốquen ánh điện cửa gươngvầng trăng đi qua ngõnhư người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắtphòng buyn-đinh tối omvội bật tung cửa sổđột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặtcó cái gì rưng rưngnhư là đồng là bểnhư là sông là rừng

Câu 1: Phương thức biểu đạt được sử dụng trong bốn câu thơ đầu của đoạn trích là gì? Chỉ ra vào nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu đó.

Câu 2: Nội dung khái quát của bốn câu thơ đầu trong đoạn trích trên.

Câu 3: Tình huống "Thình lình đèn điện tắt" có vai trò, ý nghĩa gì trong bài thơ?

Câu 4: Các hình ảnh: Đồng, bể, sông, rừng trong đoạn trích trên đã từng xuất hiện ở khổ thơ thứ nhất của bài thơ. Việc lặp lại các hình ảnh ấy ở đoạn trích này có ý nghĩa gì ?

Câu 5: Cần hiểu như thế nào về hai từ “mặt” được sử dụng trong câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt”? Giải thích nghĩa của từ “mặt” trong đoạn thơ trên. Từ “mặt” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

- Phương thức biểu đạt được sử dụng trong bốn câu thơ đầu của đoạn trích là: biểu cảm ,tự sự.

- Đoạn thơ trên có sử dụng những biện pháp tu từ là: so sánh và nhân hóa và liệt kê.

Câu 2: Khái quát nội dung của đoạn thơ :Bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu.

Câu 3: Tình huống "Thình lình đèn điện tắt" có vai trò, ý nghĩa là: tạo nên bước ngoặt trong việc thể hiện cảm xúc của bài thơ và từ đó làm nổi bật chủ đề tác phẩm.

Câu 4: Các hình ảnh: Đồng, bể, sông, rừng trong đoạn trích trên đã từng xuất hiện ở khổ thơ thứ nhất của bài thơ. Việc lặp lại các hình ảnh ấy ở đoạn trích này có ý nghĩa là:

Câu 5: Nghĩa của hai từ "mặt" được sử dụng trong câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt” là:

Ý của cả câu là sự đối mặt với mặt trăng, người bạn tri kỉ đã bị lãng quên. Con người đối diện với vầng trăng cũng chính là sự đối mặt với quá khứ đã lãng quên.

Trực diện đối mặt với ánh trăng để thức tỉnh lương tâm, cũng có thể đó là sự đối mặt tự vấn với chính bản thân mình để nhận ra sự thay đổi.

Trăng cứ tròn vành vạnhkể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

Câu 2: Khổ thơ trên đã có sự vận dụng khéo léo các biện pháp nghệ thuật để hình ảnh ánh trăng trở nên sống động và mang ý nghĩa sâu sắc. Hãy chỉ ra và gọi tên các biện pháp nghệ thuật ấy.

Câu 3: Tại sao trăng chẳng trách cứ, chỉ im lặng mà “ta” lại phải giật mình ? Cái “giật mình” trong khổ thơ vừa chép có ý nghĩa gì?

Câu 4: Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh ánh trăng.

Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ có trong hai câu thơ cuối khổ thơ trên. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là: biểu cảm và miêu tả

Câu 2: Khổ thơ trên đã có sự vận dụng khéo léo các biện pháp nghệ thuật để hình ảnh ánh trăng trở nên sống động và mang ý nghĩa sâu sắc. Các biện pháp nghệ thuật ấy là:

Câu 3: Trăng chẳng trách cứ, chỉ im lặng mà “ta” lại phải giật mình vì chính sự nghiêm khắc, lạnh lùng nhưng cũng thật ân tình, độ lượng bao dung đã khiến con người biết “giật mình”, biết ăn năn, tự trách, tự thấy phải thay đổi trong cách sống, biết sống .

Sự im lặng của vầng trăng khiến nhân vật trữ tình “giật mình”, cái “giật mình” ở đây là sự “giật mình” thức tỉnh của lương tâm nhà thơ thật đáng trân trọng. Nó thể hiện suy nghĩ, trăn trở, tự đấu tranh với chính mình để nhận ra lỗi lầm, sự đổi thay. Giật mình để trở về với lương tâm trong sáng, tốt đẹp, đây cũng là sự tự sám hối trước sự thay đổi của mình.

Câu 4: Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh ánh trăng là: hình ảnh “ánh trăng” ngoài nghĩa đen là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của cuộc sống còn có nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của nghĩa tình quá khứ, đầy đặn, thuỷ chung, nhân hậu bao dung của thiên nhiên, của cuộc đời, con người, nhân dân, đất nước.

Câu 5: Biện pháp tu từ có trong hai câu thơ cuối khổ thơ trên là: biện pháp nhân hóa: “ánh trăng im phăng phắc”.

Tác dụng của biện pháp tu từ đó là: ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” không một lời trách cứ, gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thủy chung nghĩa tình. Con người có thể lãng quên quá khứ, nhưng quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:

Hồi nhỏ sống với đồngvới sông rồi với biểnhồi chiến tranh ở rừngvầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiênhồn nhiên như cây cỏngỡ không bao giờ quêncái vầng trăng tình nghĩa

Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Của ai? Giới thiệu đôi nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

Câu 2: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào để nhắc lại kỉ niệm của mình? Nêu tác dụng của nó.

Câu 3: Tìm và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được viết trong đoạn thơ trên?

Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ "Trần trụi với thiên nhiên/hồn nhiên như cây cỏ"? Tác dụng của biện pháp tu từ đó là gì?

Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy.

- Giới thiệu đôi nét về tác giả:

- Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: “Ánh trăng” là một bài thơ hay viết vào năm 1978, 3 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, được nhà thơ viết tại Thành phố Hồ Chí Minh và in trong tập “Ánh trăng”.

Câu 2: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ điệp từ "với" để nhắc lại kỉ niệm của mình: gắn bó với đồng, với sông, với bể

Tác dụng của việc sử dụng điệp từ này là: điệp từ “với” được lặp lại ba lần càng tô đậm thêm sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên, với những tươi đẹp của tuổi thơ.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: nhân hóa.

- Nhân hóa vầng trăng trở thành “tri kỉ” người gần gũi, gắn bó, thấu hiểu mọi tâm tư, tình cảnh.

Câu 4: Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ "Trần trụi với thiên nhiên/hồn nhiên như cây cỏ" là:

-> Tác dụng của những biện pháp tu từ trên là: cho ta thấy rõ hơn vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, trong sáng, rất đỗi vô tư, hồn nhiên của vầng trăng. Đó cũng chính là hình ảnh con người lúc bấy giờ: vô tư, hồn nhiên, trong sáng.

Trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có câu:

Câu 1: Chép tiếp câu thơ trên để hoàn thành khổ thứ năm của bài thơ.

Câu 2: Từ “mặt” thứ hai trong khổ thơ vừa chép được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Phân tích cái hay của cách dùng từ nhiều nghĩa trong câu thơ đó?

Câu 3: Hãy viết một đoạn văn quy nạp (khoảng 10 câu) phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí trong khổ thơ kết của bài thơ. Trong đoạn có sử dụng một câu phủ định (Gạch chân câu phủ định).

Từ “mặt” thứ hai trong câu “Ngửa mặt lên nhìn mặt”:

- Từ “mặt” thứ hai được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ

- Phân tích cái hay của từ “mặt”:

+ Từ “mặt” (thứ 2) mang ý nghĩa ẩn dụ sâu xa, gợi cái hồn, tinh thần của sự vật

+ “Mặt” gợi hình ảnh mặt trăng, thiên nhiên tươi mát, là gương mặt người bạn tri kỉ, quá khứ nghĩa tình, lương tâm của chính mình (tư vấn).

+ Hai từ “mặt” trong cùng một câu thơ tạo tư thế mặt đối mặt, đội diện đàm tâm giữa người và trăng, thức tỉnh mọi người hướng tới lối sống cao đẹp: ân nghĩa thủy chung, bao dung, độ lượng.

Viết đoạn văn ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu từ tưởng mang tính triết lí:

- Trăng đã trở thành biểu tượng cho sự bất biến, vĩnh hằng không thay đồi. “Trăng tròn vành vạnh” biểu tượng cho sự tròn đầy, thuỷ chung, trọn vẹn của thiên nhiên, quá khứ, dù cho con người đổi thay “vô tình”.

- Ánh trăng còn được nhân hoá “im phăng phắc” gợi liên tường đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thuỷ chung, tình nghĩa.

- Sự im lặng ấy làm nhà thơ “giật mình” thức tỉnh, cái “giật mình" của lương tâm nhà thơ thật đáng trân trọng, nó thề hiện sự suy nghĩ, trăn trở tự đấu tranh với chính mình để sống tốt hơn.

- Dòng thơ cuối dồn nén biết bao niềm tâm sự, lời sám hối ăn năn dù không cất lên nhưng chính vì thế càng trở nên ám ảnh, day dứt. Qua đó, Nguyễn Duy muốn gửi đến mọi người lời nhắc nhờ về lẽ sống, về đạo lí ân nghĩa thủy chung.

- Khổ thơ kết tập trung thể hiện ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm.