Gỗ là một trong những ngành đầu tư có nhiều triển vọng bởi đa phần các nước xuất khẩu gỗ bị ảnh hưởng nặng nề khi dịch bệnh. Việt Nam đang là nước có công suất sản xuất đồ gỗ, nội thất đứng thứ 7 và lượng gỗ xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới. Vậy các mã cổ phiếu nhóm ngành gỗ đang được niêm yết trên sàn chứng khoán là những doanh nghiệp nào? Cùng Đầu Tư Từ Đâu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Gỗ là một trong những ngành đầu tư có nhiều triển vọng bởi đa phần các nước xuất khẩu gỗ bị ảnh hưởng nặng nề khi dịch bệnh. Việt Nam đang là nước có công suất sản xuất đồ gỗ, nội thất đứng thứ 7 và lượng gỗ xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới. Vậy các mã cổ phiếu nhóm ngành gỗ đang được niêm yết trên sàn chứng khoán là những doanh nghiệp nào? Cùng Đầu Tư Từ Đâu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Qua quá trình hoạt động, Công ty đã không ngừng phát triển. Doanh thu hàng năm đạt được trên 1.300 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 10%/năm. Công ty được xếp hạng một trong 500 doanh nghiệp ngoài quốc doanh lớn nhất Việt Nam năm 2007
Hiện nay, CTCP Gỗ An Cường là nhà sản xuất và phân phối hàng đầu ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực sản xuất và phân phối gỗ công nghiệp. Công ty hiện là nhà cung cấp cho hàng loạt thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới từ Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Úc,…
Trên đây là 4 mã cổ phiếu ngành gỗ có vốn điều lệ lớn nhất trog ngành nhà đầu tư có thể tham khảo. Tuy nhiên diễn biến tính hình thị trường có thể biến động liên tục, do đó để an toàn và có khả năng sinh lời nhà đầu tư vẫn nên cập nhập tin tức thường xuyên, xem xét và đánh giá triển vọng ngành gỗ qua từng quý.
Nếu bạn đang quan tâm đến nhóm cổ phiếu ngành gỗ và tìm kiếm những mã cổ phiếu tốt nhằm đầu tư dài hạn thì bạn có thể tham khảo một số mã dưới đây:
Các nhóm ngành hàng xuất khẩu tiềm năng phục hồi có thể kể đến, như thủy sản, dệt may, gỗ và các sản phẩm từ gỗ.
Kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm giai đoạn 2020 – 2024
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2024 ước đạt 32,81 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,37 tỷ USD, tăng 2,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,44 tỷ USD, tăng 6,9%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5 tăng 15,8%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 13,0%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 17,0%.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 156,77 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 43,69 tỷ USD, tăng 20,5%, chiếm 27,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 113,08 tỷ USD, tăng 13,3%, chiếm 72,1%.
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2024, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 2,06 tỷ USD, chiếm 1,3%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 137,39 tỷ USD, chiếm 87,7%; nhóm hàng nông sản, lâm sản ước đạt 13,82 tỷ USD, chiếm 8,8%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 3,5 tỷ USD, chiếm 2,2%.
Các nhóm ngành hàng xuất khẩu tiềm năng phục hồi có thể kể đến, như thủy sản, dệt may, cao su, gỗ và thép. Trong đó, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản vào các thị trường đều tăng. Trong đó: xuất khẩu sang châu Á 11,31 tỷ USD (tăng 17,5%); châu Mỹ 5,4 tỷ USD (tăng 23,1%); châu Âu 3,2 tỷ USD (tăng 39,4%); châu Phi 459 triệu USD (tăng 26,1%) và châu Đại Dương 341 triệu USD (tăng 24,8%).
Trong khi đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đem về 6,14 tỷ USD, tăng 28,1% so với 5 tháng đầu năm 2023. Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến tháng 8, thậm chí có doanh nghiệp đã nhận đơn hàng đến cuối năm 2024.
Nhờ tăng trưởng mạnh về xuất khẩu, đồ gỗ Việt Nam đang tiếp tục chiếm thị phần lớn tại nhiều thị trường tiêu thụ đồ nội thất bằng gỗ hàng đầu thế giới. Tại thị trường Hoa Kỳ, đồ nội thất bằng gỗ nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 40,8% tổng giá trị nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của quốc gia này.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2024 ước đạt 32,81 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước.
Trong các nhóm ngành nói trên, các nhà đầu tư có thể xem xét các cổ phiếu sau đây:
Thứ nhấtlà cổ phiếu MSH của Công ty Cổ phần May Sông Hồng. MSH được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ sự hồi phục của đơn hàng dệt may khi mà các đối tác chính là Walmart và Target đều đang gia tăng các đơn hàng. Vào tháng 11/2023, MSH đã khởi công xây dựng nhà máy Xuân Trường II có tổng vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng và dự kiến sẽ đưa vào hoạt động vào cuối năm 2024. Các nhà máy mới đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng năng suất phục vụ cho các đơn hàng FOB. Ngoài ra, MSH đang tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, như sản xuất FOB cấp 2 (tự lựa chọn nguyên liệu), sản xuất ODM (tự thiết kế mẫu) và OBM (có thương hiệu riêng). Điều này sẽ giúp gia tăng biên lợi nhuận gộp thêm 60 điểm phần trăm lên mức 13% vào năm 2024. Nhà đầu tư có thể xem xét cơ hội từ cổ phiếu MSH ở vùng giá 48.000-50.000 đồng/cp. Tuy nhiên nhà đầu tư cần lưu ý, rủi ro nguồn nguyên liệu, rủi ro cạnh tranh về thị trường xuất khẩu và rủi ro tỷ giá hối đoái khi thị trường chính của MSH là nước ngoài.
Thứ hai là cổ phiếu FMC của Công ty CP Thực phẩm Sao Ta. FMC ghi nhận doanh thu thuần 1.461 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2023. Sau khi trừ đi toàn bộ chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh, FMC ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế đạt 50 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2024, Công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần là 5,2 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 320 tỷ đồng. FMC đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng, do doanh thu tại Mỹ năm 2023 chỉ chiếm 30% tổng doanh thu, thấp hơn doanh thu tại Nhật Bản chiếm 45%. Trong năm 2024, Công ty kỳ vọng rằng tỷ trọng đóng góp từ thị trường Mỹ sẽ giảm dần, trong khi tỷ trọng đóng góp từ thị trường Nhật Bản sẽ tăng lên.
Mặc dù vậy, nếu đạt được kế hoạch kinh doanh 2024, cũng sẽ tích cực đối với FMC. Do đó, nhà đầu tư có thể tìm kiếm cơ hội khi FMC ở quanh vùng giá 48.000-50.000 đồng/cp.
Thứ ba là cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. GVR là doanh nghiệp sản xuất cao su lớn nhất cả nước với tổng diện tích trồng lên tới 370.000 ha. Hai mảng kinh doanh cốt lõi của GVR là khai thác mủ cao su và cho thuê khu công nghiệp (KCN). Hiện tại, cao su vẫn là mảng đem đến nhiều lợi nhuận nhất cho GVR với 60% lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, với việc có kế hoạch chuyển đổi quỹ đất lên tới 15.000 ha để cho thuê, mảng KCN có thể sẽ dẫn dắt tăng trưởng trong tương lai.
Với việc nhu cầu về lốp xe ô tô tăng cao do phân khúc ô tô cho khách hàng thu nhập thấp đang mở rộng mạnh mẽ, mảng cao su được kỳ vọng vẫn sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh các quý còn lại năm 2024.
Dù GVR có nhiều câu chuyện cho tăng trưởng năm 2024, nhưng các kỳ vọng này đã phần nào được phản ánh vào giá cổ phiếu này. Do đó, nhà đầu tư có thể xem xét cơ hội từ cổ phiếu này ở vùng 30.000 - 32.000 đồng/cp.
Giảm "hiệu ứng" nâng hạng, dòng tiền vào nhóm cổ phiếu nào trong tháng 6?
Cú "lội ngược dòng" của cổ phiếu HVN
Bán ròng nhóm vốn hóa lớn, vì sao khối ngoại mua cổ phiếu POW?
Kỳ vọng cổ phiếu GIL với mảng các dự án khu công nghiệp
Tìm cổ phiếu ngân hàng tiềm năng theo mô hình phân tích CAMEL
Cổ phiếu penny “nhỏ nhưng có võ”