QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG
Tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 144/2017/TT-BTC quy định về căn cứ xây dựng Quy chế:
- Tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;
- Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức, bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Thực trạng và yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Tại khoản khoản 3 Điều 12 Thông tư 144/2017/TT-BTC quy định về việc thẩm định, có ý kiến của cơ quan quản lý tài sản công theo quy định tại Nghị định 151/2017/NĐ-CP được thực hiện như sau:
- Cơ quan quản lý tài sản công quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm thẩm định, có ý kiến đối với các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định tại Nghị định 151/2017/NĐ-CP;
- Cơ quan quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm thẩm định, có ý kiến đối với các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương và các nhiệm vụ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định tại Nghị định 151/2017/NĐ-CP;
- Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định, có ý kiến đối với các nhiệm vụ do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh xem xét, quyết định theo quy định tại Nghị định 151/2017/NĐ-CP;
- Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện có trách nhiệm thẩm định, có ý kiến đối với các nhiệm vụ do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện xem xét, quyết định theo quy định tại Nghị định 151/2017/NĐ-CP .
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư 144/2017/TT-BTC quy định về nội dung chủ yếu của Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công như sau:
- Quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của từng bộ phận, cá nhân có liên quan đến đầu tư xây dựng, mua sắm, tiếp nhận, thuê, khoán kinh phí, sử dụng, khai thác, kiểm kê, đánh giá lại, chuyển đổi công năng sử dụng, thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy và các hình thức xử lý tài sản khác;
Lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ tài sản;
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội có sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Thông tư 144/2017/TT-BTC, Quy chế phải quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của từng bộ phận, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết;
- Trách nhiệm bàn giao tài sản công khi thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi người đứng đầu;
- Xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế;
- Các nội dung khác có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Lưu ý: Quy chế phải được thảo luận rộng rãi, dân chủ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị trước khi ban hành;
Sau khi ban hành phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 144/2017/TT-BTC quy định về quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị như sau:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị (Quy chế)