Tiêu Chuẩn Trái Cây Xuất Khẩu

Tiêu Chuẩn Trái Cây Xuất Khẩu

Làm cách nào để đảm bảo tiêu chuẩn trái cây xuất khẩu sang thị trường lớn như Châu Âu (EU)? Đồng thời giảm thiểu tối đa tổn thất sau thu hoạch?

Làm cách nào để đảm bảo tiêu chuẩn trái cây xuất khẩu sang thị trường lớn như Châu Âu (EU)? Đồng thời giảm thiểu tối đa tổn thất sau thu hoạch?

SUSACO (Khử Khuẩn, Kháng Nấm Bằng Nước Rửa Dành Cho Rau Quả, Thực Phẩm Ăn Ngay)

Susaco là chất lỏng gốc nước, chứa axit hypochlorous, một thành phần được tạo ra từ bạch cầu bên trong cơ thể con người.

Khả năng diệt khuẩn ngay lập tức đối với nhiều loại vi trùng và vi khuẩn kháng thuốc, gây ngộ độc thực phẩm như: MRSA, Pseudomonas aeruginosa, E. coli, Salmonella… và khử tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, loại bỏ trong 10 giây.

Bảng so sánh khả năng diệt khuẩn của các loại chất diệt khuẩn:

Sử dụng: xử lý phun xịt trực tiếp lên rau, trái cây, thịt, hải sản…

Dùng cho: rau, trái cây, thịt, hải sản tươi sống…

AnsiP (Khóa Ethylene Giúp Kéo Dài Độ Tươi Ngon Của Rau, Hoa, Trái Cây)

Giải pháp phát khí 1-mcp ức chế ethylene bằng cơ chế khóa các cơ quan thụ cảm trên rau, trái cây và hoa không cho nó hấp thụ hay giải phóng ethylene làm chậm quá trình chín và lão hóa tự nhiên.

1-MCP được sản xuất dưới dạng viên nén (AnsiP-G) và theo dạng tấm (AnsiP-S).

AnsiP-G (viên sủi tan chậm và khuếch tán trong không khí)

Sử dụng bằng cách hòa tan trong nước với liều lượng thích hợp, để kiểm soát chất nền 1-methylcyclopropene được nén bên trong sẽ phát tán trong phạm vi nhất định, trong kho lạnh và phương tiện vận chuyển kín khí.

Lưu ý: Có thể tùy biến nhiều cách sử dụng khác nhau tùy thuộc vào từng loại trái cây và điều kiện bảo quản.

AnsiP – S (Miếng vải không dệt)

Sản phẩm dễ sử dụng, dạng vải không dệt có thể cắt nhỏ, trên bề mặt vải có các thành phần hoạt hóa được phủ đều linh hoạt, phù hợp với nhiều hình thức đóng gói.

Sản phẩm giúp ức chế khả năng sinh tồn của các loại vi khuẩn, kiểm soát khí ethylene, giúp trái cây tươi lâu.

Một tấm AnsiP-S dùng cho hộp thể tích 40L.

Để đảm bảo tiêu chuẩn trái cây xuất khẩu sang Châu Âu kết hợp với một số giải pháp như xử lý gia nhiệt, ức chế nấm, MAP bảo quản Xoài tươi lên tới 40 ngày, Thanh Long 35 ngày giữ nguyên màu, nguyên mùi, nguyên vị chất lượng thơm ngon tự nhiên.

Một Số Hình ảnh Bảo Quản & Xuất Khẩu Trái Cây San Châu Âu

1. Xoài keo sử dụng AnsiP, kết hợp rửa, nhúng với Natacoat (300x) và Kadozan (400x), nhiệt độ 2 – 5oC, bảo quản được hơn 40 ngày, độ tươi 90%.

2. Thanh long ruột đỏ xử lý bằng Natacoat, sau đó đóng gói bằng túi GreenMAP, xuất khẩu Canada đường biển được 45 ngày.

3. Xà lách lô lô đóng gói bằng Màng GreenMAP xuất khẩu đi Hàn Quốc bằng đường biển trong thời gian 15 ngày.

HOTLINE: 028.73002579 (HCM) – 024.73002579 (Hà Nội)

Nhận tư vấn và đặt mua sản phẩm uy tín chất lượng tại:

CÔNG TY CP SAO NAM (SANCOPACK) Email: [email protected]

Nông sản Việt Nam đã xuất khẩu trên 180 thị trường trên thế giới. Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, song yêu cầu về an toàn thực phẩm của các thị trường ngày càng chặt chẽ hơn.

Cùng với đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, ngành chức năng và các địa phương tích cực triển khai xây dựng, phát triển và chuẩn hóa các chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn.

Riêng về mặt hàng rau quả tươi như sầu riêng, nhãn, vải, xoài, thanh long, dừa, chuối, dứa, chanh leo, ngày càng được các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU... ưa chuộng.

Song để được các thị trường tiếp nhận trái tươi thì việc phải đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch thực vật để tránh lây lan dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm là những yếu tố tiên quyết.

Để quản lý được điều này, hầu hết các thị trường nhập khẩu trái cây tươi đều có yêu cầu về sản phẩm phải nằm trong mã số vùng trồng được cấp; sản phẩm phải được xử lý trước khi đóng gói với cơ sở được hai bên cùng chấp nhận.

Việc kiểm soát sản phẩm qua các khâu để có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách dễ dàng cũng như giúp nhanh chóng tìm ra khâu có nguy cơ làm mất an toàn vệ sinh thực phẩm nếu có.

Chẳng hạn riêng thị trường Trung Quốc, ngoài đáp ứng yêu cầu trên, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, cho biết các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây vào thị trường này còn phải đáp ứng tốt Lệnh 248 về "Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài" và Lệnh 249 "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu" vào thị trường Trung Quốc.

Hay thị trường EU đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc và các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ủy ban châu Âu (EC) thường xuyên thay đổi, cập nhật liên quan đến mức dư lượng tối đa thuốc trừ sâu, nhất là đối với các sản phẩm như trái cây tươi và đông lạnh.

Bởi vậy, các hợp tác xã khi sản xuất, doanh nghiệp khi xuất khẩu đến thị trường nào cần phải tìm hiểu, nắm bắt rõ thông tin về thị trường đó; từ thị hiếu người tiêu dùng cho đến những quy định, tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm, ông Ngô Xuân Nam nhấn mạnh.

Lấy ví dụ như sản phẩm vải thiều Thanh Hà, nhờ đảm bảo được chất lượng an toàn nên hiện được tiêu thụ chủ yếu trong nước và xuất khẩu sang một số thị trường lớn, cao cấp như Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Malaysia…

Vải thiều Thanh Hà đã được Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất, Thương mại, Dịch vụ Rồng Đỏ thu mua và bán tại hệ thống Market Place (Australia) với giá gần 600.000 đồng/kg.

Năm 2023, vải thiều Việt Nam nhập qua đường hàng không vào Australia được bán với giá khoảng 400.000-500.000 đồng/kg. Trong khi, hàng chục tấn vải đi đường biển khi đưa ra thị trường tại nhiều bang của Australia với giá bán khoảng 260.000 đồng/kg. Đây là mức giá rất cao so với giá vải thiều trung bình 70.000-100.000 đồng/kg bán tại thị trường Việt.

Lô vải thiều chín sớm lần này được Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất, Thương mại, Dịch vụ Rồng đỏ xuất khẩu tới thị trường Australia đều được trồng tại những vườn vải đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt vào trung tuần tháng 5.

Những trái vải trên được xuất khẩu bằng đường hàng không và bảo quản với công nghệ hiện đại nên dù chờ nhiều thời gian thông quan, vải vẫn tươi, ngon khi bán tại các siêu thị ở Australia.

Theo Ủy ban Nhân dân huyện Thanh Hà, năm nay địa phương vẫn duy trì 48 vùng trồng với 167 mã số đủ điều kiện xuất khẩu đi Trung Quốc, Australia, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan...

Vải thiều sớm gồm nhiều giống u hồng, u trứng trắng, u gai... có đặc điểm quả to, cùi dày, lượng đường vừa phải, được các thị trường nước ngoài ưa chuộng.

Ngày 27/5, Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Sở Công Thương Hải Dương, Ủy ban Nhân dân huyện Thanh Hà và Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương cũng đã tổ chức Khởi động chương trình vải thiều Thanh Hà - Hải Dương “Hành trình cùng các tour du lịch.”

Thông qua các hoạt động du lịch lữ hành, gắn kết các doanh nghiệp lữ hành với các cơ sở sản xuất vải, các vườn vải Thanh Hà, nhiều du khách được biết đến và thưởng thức vải thiều Thanh Hà.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói góp phần định hướng sản xuất theo nhu cầu của thị trường, nâng cao uy tín của nông sản Việt Nam.

Đến nay, có 56 địa phương đã cấp 7.344 mã số vùng trồng, 1.629 mã số cơ sở đóng gói được phép xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU...

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, để có được số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trên là sự nỗ lực trong thời gian dài.

Việc có được có mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói rất khó. Bởi, sau khi được cơ quan chức năng Việt Nam phê duyệt thì để được thị trường nhập khẩu chấp thuận họ sẽ phải kiểm tra, đánh giá, chờ đợi...

Nhưng nếu các mã số này làm không nghiêm chỉnh, để xảy ra các gian lận hay vi phạm về an toàn thực phẩm thì việc bị thu hồi lại là rất lớn.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên cho biết nếu để xảy ra vi phạm có thể thị trường nhập khẩu thu hồi, hủy bỏ mã số đã được cấp. Nhưng thông thường để tránh ảnh hưởng đến uy tín của nông sản Việt Nam, khi phát hiện các cơ quan chức năng trong nước có thể chủ động tạm đình chỉnh và yêu cầu các giải pháp khắc phục.

Trước yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, bao bì đóng gói của thị trường nhập khẩu ngày càng nâng cao, Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các địa phương đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, đặc biệt là sản phẩm sầu riêng đang có nhu cầu xuất khẩu lớn sang thị trường Trung Quốc.

Qua đó, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, gian lận trong sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu; triển khai chương trình giám sát hàng năm về an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn chất lượng đối với sầu riêng.

Cục Bảo vệ Thực vật cho rằng các địa phương cần xây dựng giải pháp kỹ thuật để quản lý tốt các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu.

Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, giám sát và thực hiện nghiêm việc tạm dừng hoặc thu hồi mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đối với các trường hợp vi phạm theo quy định.

Quan trọng hơn cả là chủ sở hữu các vùng trồng và cơ sở đóng gói phải tuân thủ quy trình kiểm soát chất lượng, kiểm tra ngẫu nhiên các lô hàng trước khi chuyển tới nhà đóng gói hoặc trước khi xuất xưởng.

Đồng thời, tổ chức tốt chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói, cơ sở xử lý kiểm dịch thực vật, xuất khẩu để tạo ra sản phẩm chất lượng.

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhấn mạnh để xuất khẩu nông sản nói chung và trái cây nói riêng, các doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trường nhập khẩu.

Các tác nhân trong chuỗi sản xuất phải hoàn thiện từ khâu quản lý, sản xuất, phòng trừ dịch hại, cũng như sơ chế, chế biến, đóng gói và cả vận chuyển để sản phẩm luôn đảm bảo đúng yêu cầu của thị trường.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung nhấn mạnh nông sản Việt không phải cạnh tranh về số lượng mà bây giờ phải cạnh tranh về chất lượng.

Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển đã chỉ đạo cho các đơn vị có liên quan lập tức xây dựng các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng về thu hoạch trái cây làm sao bảo đảm chất lượng.

Bộ chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường thanh kiểm tra giám sát những mã số đã được cấp, qua đó phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tái phạm nhiều lần./.

Riêng về mặt hàng rau quả tươi như: sầu riêng, nhãn, vải, xoài, thanh long, dừa, chuối, dứa, chanh leo… ngày càng được các thị trường như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU… ưa chuộng. Song để được các thị trường tiếp nhận trái tươi thì việc phải đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch thực vật để tránh lây lan dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm là những yếu tố tiên quyết.

Để quản lý được điều này, hầu hết các thị trường nhập khẩu trái cây tươi đều có yêu cầu về sản phẩm phải nằm trong mã số vùng trồng được cấp; sản phẩm phải được xử lý trước khi đóng gói với cơ sở được hai bên cùng chấp nhận. Việc kiểm soát sản phẩm qua các khâu để có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách dễ dàng cũng như giúp nhanh chóng tìm ra khâu có nguy cơ làm mất an toàn vệ sinh thực phẩm nếu có.

Chẳng hạn riêng thị trường Trung Quốc, ngoài đáp ứng yêu cầu trên, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật cho biết, các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây vào thị trường này còn phải đáp ứng tốt Lệnh 248 về "Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài" và Lệnh 249 "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu" vào thị trường Trung Quốc.

Hay thị trường EU đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc và các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm. Ủy ban châu Âu (EC) thường xuyên thay đổi, cập nhật liên quan đến mức dư lượng tối đa thuốc trừ sâu, nhất là đối với các sản phẩm như trái cây tươi và đông lạnh. Bởi vậy, các hợp tác xã khi sản xuất, doanh nghiệp khi xuất khẩu đến thị trường nào cần phải tìm hiểu, nắm bắt rõ thông tin về thị trường đó; từ thị hiếu người tiêu dùng cho đến những quy định, tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm, ông Ngô Xuân Nam nhấn mạnh.

Lấy ví dụ như sản phẩm vải thiều Thanh Hà, nhờ đảm bảo được chất lượng an toàn nên hiện được tiêu thụ chủ yếu trong nước và xuất khẩu sang một số thị trường lớn, cao cấp như: Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Malaysia,… Theo đó, vải thiều Thanh Hà đã được Công ty TNHH Sản xuất, Thương mại, Dịch vụ Rồng Đỏ thu mua và bán tại hệ thống Market Place (Australia) với giá gần 600.000 đồng/kg.

Năm 2023, vải thiều Việt Nam nhập qua đường hàng không vào Australia được bán với giá khoảng 400.000 - 500.000 đồng/kg. Trong khi, hàng chục tấn vải đi đường biển khi đưa ra thị trường tại nhiều bang của Australia với giá bán khoảng 260.000 đồng/kg. Đây là mức giá rất cao so với giá vải thiều trung bình 70.000 - 100.000 đồng/kg bán tại thị trường Việt.

Lô vải thiều chín sớm lần này được Công ty TNHH Sản xuất, Thương mại, Dịch vụ Rồng đỏ xuất khẩu tới thị trường Australia đều được trồng tại những vườn vải đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt vào trung tuần tháng 5. Những trái vải trên được xuất khẩu bằng đường hàng không và bảo quản với công nghệ hiện đại nên dù chờ nhiều thời gian thông quan, vải vẫn tươi, ngon khi bán tại các siêu thị ở Australia.

Theo UBND huyện Thanh Hà, năm nay địa phương vẫn duy trì 48 vùng trồng với 167 mã số đủ điều kiện xuất khẩu đi Trung Quốc, Australia, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan… Vải thiều sớm gồm nhiều giống u hồng, u trứng trắng, u gai… có đặc điểm quả to, cùi dày, lượng đường vừa phải, được các thị trường nước ngoài ưa chuộng.

Ngày 27/5, Trung tâm Xúc tiến thương mại - Sở Công Thương Hải Dương,UBND huyện Thanh Hà và Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương cũng đã tổ chức Khởi động chương trình vải thiều Thanh Hà - Hải Dương “Hành trình cùng các tour du lịch”.

Công ty TNHH Khởi Huệ (huyện Thanh Hà) là đơn vị đang liên tổ chức 6 điểm cân, thu mua vải cho bà con nông dân Thanh Hà. Ông Lê Văn Khởi, Giám đốc Công ty khẳng định sẽ đồng hành với các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp sản phẩm vải thiều chất lượng tốt nhất cho du khách. Ông Khởi cho rằng, chất lượng, thương hiệu vải Thanh Hà đã và đang được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói góp phần định hướng sản xuất theo nhu cầu của thị trường, nâng cao uy tín của nông sản Việt Nam. Đến nay, có 56 địa phương đã cấp 7.344 mã số vùng trồng, 1.629 mã số cơ sở đóng gói được phép xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU…

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, để có được số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trên là sự nỗ lực trong thời gian dài. Việc có được có mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói rất khó. Bởi, sau khi được cơ quan chức năng Việt Nam phê duyệt thì để được thị trường nhập khẩu chấp thuận họ sẽ phải kiểm tra, đánh giá, chờ đợi… Nhưng nếu các mã số này làm không nghiêm chỉnh, để xảy ra các gian lận hay vi phạm về an toàn thực phẩm thì việc bị thu hồi lại là rất lớn.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên cho biết, nếu để xảy ra vi phạm có thể thị trường nhập khẩu thu hồi, hủy bỏ mã số đã được cấp. Nhưng thông thường để tránh ảnh hưởng đến uy tín của nông sản Việt Nam, khi phát hiện các cơ quan chức năng trong nước có thể chủ động tạm đình chỉnh và yêu cầu các giải pháp khắc phục.

Trước yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, bao bì đóng gói của thị trường nhập khẩu ngày càng nâng cao, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, đặc biệt là sản phẩm sầu riêng đang có nhu cầu xuất khẩu lớn sang thị trường Trung Quốc.

Qua đó, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, gian lận trong sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu; triển khai chương trình giám sát hàng năm về an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn chất lượng đối với sầu riêng.

Cục Bảo vệ thực vật cho rằng, các địa phương cần xây dựng giải pháp kỹ thuật để quản lý tốt các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu. Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, giám sát và thực hiện nghiêm việc tạm dừng hoặc thu hồi mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đối với các trường hợp vi phạm theo quy định.

Quan trọng hơn cả là chủ sở hữu các vùng trồng và cơ sở đóng gói phải tuân thủ quy trình kiểm soát chất lượng, kiểm tra ngẫu nhiên các lô hàng trước khi chuyển tới nhà đóng gói hoặc trước khi xuất xưởng. Đồng thời, tổ chức tốt chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói, cơ sở xử lý kiểm dịch thực vật, xuất khẩu để tạo ra sản phẩm chất lượng.

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, để xuất khẩu nông sản nói chung và trái cây nói riêng, các doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Các tác nhân trong chuỗi sản xuất phải hoàn thiện từ khâu quản lý, sản xuất, phòng trừ dịch hại, cũng như sơ chế, chế biến, đóng gói và cả vận chuyển để sản phẩm luôn đảm bảo đúng yêu cầu của thị trường.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung nhấn mạnh, nông sản Việt không phải cạnh tranh về số lượng mà bây giờ phải cạnh tranh về chất lượng. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển đã chỉ đạo cho các đơn vị có liên quan lập tức xây dựng các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng về thu hoạch trái cây làm sao bảo đảm chất lượng. Bộ chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường thanh kiểm tra giám sát những mã số đã được cấp, qua đó phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tái phạm nhiều lần.