TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
Hội nghị thượng đỉnh này thu hút sự chú ý của toàn cầu về tình hình khí hậu của khu vực cũng như vai trò của nơi này trong cuộc cạnh tranh quyền lực đang diễn ra.
Hãng tin AFP dẫn lời Thư ký diễn đàn, cựu Tổng thống Nauru Baron Waqa, phát biểu khai mạc: “Chúng ta tụ họp tại thời điểm quan trọng trong lịch sử khu vực. Chúng ta đang ở trung tâm của lợi ích địa chính trị toàn cầu. Chúng ta đang ở tuyến đầu của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu”.
Trước đó, ngày 21/8, hãng tin Reuters dẫn báo cáo của Viện Lowy (Australia) nhận định, những cú sốc địa chính trị có thể phá vỡ bối cảnh chính trị và an ninh của quần đảo Thái Bình Dương, đồng thời làm tổn hại đến sự đoàn kết của khu vực này.
Theo báo cáo của Viện Lowy, nhờ vị trí chiến lược, các quốc gia quần đảo Thái Bình Dương được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng trong kế hoạch phòng thủ của các cường quốc thế giới, bao gồm cả việc giám sát và kiểm soát các hoạt động hải quân trên khắp Thái Bình Dương.
Lưu ý sự cạnh tranh gay gắt giành ảnh hưởng trong khu vực giữa các quốc gia như Trung Quốc, Mỹ cùng các đồng minh Australia và Nhật Bản, báo cáo cảnh báo, lợi ích cạnh tranh giữa các quốc gia tài trợ đang đẩy quần đảo Thái Bình Dương đi theo các hướng khác nhau và có nguy cơ làm xao lãng các ưu tiên của khu vực.
Các tác giả của báo cáo nhấn mạnh: “Đối mặt với ‘ván cờ lớn’ mới này, các quốc gia quần đảo Thái Bình Dương đã trở thành những nước ‘ra giá’ ngoại giao và đang tận dụng sự cạnh tranh ngày càng tăng (giữa các cường quốc) để tối đa hóa lợi ích phát triển của mình”.
Bên cạnh đó, tính dễ bị tổn thương của Quần đảo Thái Bình Dương trước tình trạng biến đổi khí hậu cũng đang bị lợi dụng, khi các đối tác bên ngoài cung cấp hỗ trợ để tiếp cận Thái Bình Dương.
Viện Lowy cho rằng, “việc huy động các phương tiện hải quân và không quân để ứng phó với thảm họa có liên quan việc đảm bảo quyền sử dụng các cảng, đường băng và tuyến hàng hải”, khiến các cường quốc phải tranh giành để trở thành nước đầu tiên có sự phản ứng.
Báo cáo chỉ rõ, các quốc đảo Thái Bình Dương đang “khẳng định nhu cầu của mình một cách mạnh mẽ hơn trong các cam kết quốc tế, yêu cầu các thỏa thuận tốt hơn về thương mại, dịch chuyển lao động, kết nối kỹ thuật số và khả năng phục hồi khí hậu”.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden gần đây đã gặp lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương (Pacific Island Countries – PIC) tại Nhà Trắng. Trong cuộc gặp, ông Biden nhấn mạnh cam kết của Hoa Kỳ đối với các vấn đề chung của khu vực, từ nước biển dâng đến tăng trưởng kinh tế.
Theo tờ báo The New York Times, các quan chức cho biết biến đổi khí hậu là trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Quần đảo Hoa Kỳ-Thái Bình Dương kéo dài hai ngày vào cuối tháng 9 năm 2023. Các quốc gi PIC nằm ở vùng thấp đối mặt với nguy cơ gia tăng khi nhiệt độ toàn cầu ấm lên và mực nước biển tăng lên.
Tổng thống Biden phát biểu với các nhà lãnh đạo: “Chúng tôi nghe thấy lời kêu gọi của quý vị. Chúng tôi muốn trấn an rằng quý vị không bao giờ, không bao giờ, sẽ không bao giờ mất tư cách thành viên tại Liên Hợp Quốc do hậu quả của khủng hoảng khí hậu”. “Hôm nay, Hoa Kỳ nói rõ rằng đây cũng là quan điểm của chúng tôi”.
Ông Biden ám chỉ một mối lo ngại ngày càng tăng khác: nỗ lực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) nhằm tranh giành ảnh hưởng, kể cả thông qua hành vi ép buộc về kinh tế và quân sự.
“Hoa Kỳ cam kết đảm bảo khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, cởi mở, thịnh vượng và an toàn”, Tổng thống Biden nói, theo bản ghi chép của Nhà Trắng. “Chúng tôi cam kết hợp tác với tất cả các quốc gia đang ngồi quanh chiếc bàn này để đạt được mục tiêu đó”.
Trước khi chào đón hơn chục nhà lãnh đạo, Tổng thống Biden tuyên bố Hoa Kỳ sẽ mở rộng sự công nhận ngoại giao đối với Quần đảo Cook và Niue. Tờ New York Times đưa tin rằng Hoa Kỳ gần đây đã mở các đại sứ quán ở Quần đảo Solomon và Tonga. Sắp tới, quốc gia này cũng có kế hoạch mở đại sứ quán tại Vanuatu vào năm 2024.
Các thành viên của Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương bao gồm Úc, Quần đảo Cook, Fiji, Polynesia thuộc Pháp, Kiribati, Quần đảo Marshall, Micronesia, Nauru, New Caledonia, New Zealand, Niue, Palau, Papua New Guinea, Samoa, Quần đảo Solomon, Tonga, Tuvalu và Vanuatu.
Hoa Kỳ đang tăng cường quan hệ ngoại giao và kinh tế trong khu vực trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về ảnh hưởng của Trung Quốc. Theo Reuters, tại hội nghị thượng đỉnh khai mạc vào năm 2022, Tổng thống Biden đã cam kết với các nhà lãnh đạo Đảo Thái Bình Dương rằng Hoa Kỳ sẽ giúp họ chống lại “hành ép buộc kinh tế” của Trung Quốc. Nhà Trắng cho biết Hoa Kỳ sẽ đóng góp 810 triệu đô la (hơn 19,4 nghìn tỷ đồng) hỗ trợ mới trong thập kỷ tới.
Tổng thống Biden đã công bố gói hỗ trợ bổ sung tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai.
Theo ông Biden, “Tăng trưởng [kinh tế] mạnh mẽ bắt đầu từ cơ sở hạ tầng vững chắc”. “Tôi xin vui mừng thông báo rằng chúng tôi đang làm việc với Quốc hội để đầu tư [4,8 nghìn tỷ đồng (200 triệu đô la)] vào Sáng kiến Cơ sở hạ tầng Quần đảo Thái Bình Dương (Pacific Islands Infrastructure Initiative) của mình”.
Các quốc gia PIC cũng “mong muốn các hình thức hỗ trợ khác của Hoa Kỳ”, tờ New York Times đưa tin, bao gồm cả cáp dưới biển để tăng khả năng truy cập internet và giúp chống đánh bắt cá bất hợp pháp.
Theo lời quan chức cấp cao của Hoa Kỳ với tờ The Guardian, “Chúng tôi có lợi ích đạo đức, chiến lược và lịch sử sâu sắc ở đây”. “Và tôi nghĩ rằng chúng tôi đang khẳng định lại lời hứa đó”.
Ngày 26.8, Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương đã khai mạc tại Thủ đô Nuku'alofa của Tonga với chương trình nghị sự kéo dài 4 ngày tập trung vào những thách thức về khí hậu và an ninh của khu vực.
Tuyến đầu của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Phát biểu khai mạc, Thư ký diễn đàn, cựu Tổng thống Nauru Baron Waqa, nhấn mạnh: "Chúng ta tụ họp tại thời điểm quan trọng trong lịch sử khu vực. Chúng ta đang ở trung tâm của lợi ích địa chính trị toàn cầu. Chúng ta đang ở tuyến đầu của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu".
Các nhà lãnh đạo khu vực cũng kêu gọi các nước gây ô nhiễm có trách nhiệm đối với những tổn thất không tương xứng về khí hậu mà các nước quần đảo phải đối mặt. Phát biểu với AFP bên lề Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Khí hậu Tuvalu Maina Talia lưu ý: "Các nước quần đảo sẽ tiếp tục yêu cầu các quốc gia gây ô nhiễm nhiều nhất phải hành động. Nước gây ô nhiễm phải trả tiền bồi thường cho những nước chịu hậu quả nặng nề nhất”.
Phát biểu tại Hội nghị, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres thừa nhận những ảnh hưởng to lớn của biến đổi khí hậu đối với khu vực Thái Bình Dương. Ông nêu rõ: "Những quyết định mà các nhà lãnh đạo trên thế giới đưa ra trong những năm sắp tới sẽ quyết định số phận, trước hết là của người dân trên các quốc đảo Thái Bình Dương, sau đó là người dân ở những nơi khác”. Ông Antonio Guterres nhấn mạnh: "Nếu chúng ta cứu được Thái Bình Dương, chúng ta sẽ cứu được thế giới".
Tại hội nghị này, lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương dự kiến sẽ tiếp tục thúc đẩy việc thành lập quỹ thích ứng với Biến đổi Khí hậu của khu vực - ý tưởng đã gặp trở ngại do các khoản đóng góp từ nước ngoài được cho là rất cần thiết bị cạn kiệt.
Ngoài ra, họ cũng thúc đẩy quá trình chuyển đổi khỏi dầu mỏ, khí đốt và các nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm cao khác. Bộ trưởng Tuvalu Talia cho biết: "Thế giới không thể giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu nếu không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ là ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch". "Thảm họa nối tiếp thảm họa, và chúng ta không có khả năng tái thiết, khả năng chống chọi với bão lũ và nhiều thảm họa thiên nhiên khác”.
Các nhà lãnh đạo cũng sẽ xem xét đề xuất của Australia đăng cai Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (COP) vào năm 2026.
Vấn đề khai thác khoáng sản dưới biển sâu không nằm trong bất kỳ chương trình nghị sự chính thức nào của hội nghị này, nhưng có thể sẽ là một chủ đề được thảo luận sôi nổi bên lề hội nghị. Nước chủ nhà Tonga là quốc gia tiên phong trong việc mở rộng ngành công nghiệp mới nổi này, cùng với các thành viên khác của diễn đàn là Nauru và Quần đảo Cook. Nhưng những nước khác như Samoa, Palau và Fiji lại coi đây là một thảm họa môi trường và ủng hộ mạnh mẽ lệnh tạm dừng khai thác của quốc tế.
Bên cạnh vấn đề khí hậu, việc đoàn kết các nước quần đảo cũng được đặt ra trong bối cảnh cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn có khả năng gây ra tình trạng chia rẽ giữa các quốc gia.
Phát biểu khai mạc, ông Baron Waqa lưu ý: “Chúng ta tụ họp tại thời điểm quan trọng trong lịch sử khu vực. Chúng ta đang ở trung tâm của lợi ích địa chính trị toàn cầu”. Ông Waqa cảnh báo: "Các nước quần đảo cần phải cảnh giác về các vấn đề an ninh khu vực", ám chỉ tình trạng cạnh tranh ngày càng leo thang giữa Bắc Kinh và Washington.
Reuters dẫn Báo cáo của Viện Lowy, Australia nhận định, những cú sốc địa chính trị có thể phá vỡ bối cảnh chính trị và an ninh của quần đảo Thái Bình Dương, đồng thời làm tổn hại đến sự đoàn kết của khu vực này.
Theo báo cáo của Viện Lowy, nhờ vị trí chiến lược, các quốc gia quần đảo Thái Bình Dương được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng trong kế hoạch phòng thủ của các cường quốc thế giới, bao gồm cả việc giám sát và kiểm soát các hoạt động hải quân trên khắp Thái Bình Dương.
Lưu ý sự cạnh tranh gay gắt giành ảnh hưởng trong khu vực giữa các quốc gia như Trung Quốc, Mỹ cùng các đồng minh Australia và Nhật Bản, báo cáo cảnh báo, lợi ích cạnh tranh giữa các quốc gia tài trợ đang đẩy quần đảo Thái Bình Dương đi theo các hướng khác nhau và có nguy cơ làm xao lãng các ưu tiên của khu vực.
Các tác giả của báo cáo nhấn mạnh: “Đối mặt với ván cờ lớn mới này, các quốc gia quần đảo Thái Bình Dương đã trở thành những nước ra giá ngoại giao và đang tận dụng sự cạnh tranh ngày càng tăng (giữa các cường quốc) để tối đa hóa lợi ích phát triển của mình”.
Cuộc khủng hoảng ở New Caledonia
Thách thức an ninh cấp bách khác mà các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương phải đối mặt là cuộc khủng hoảng chưa được giải quyết tại vùng lãnh thổ New Caledonia thuộc Pháp.
Mới đây, các cuộc bạo loạn đã nổ ra tại New Caledonia sau khi Quốc hội Pháp thông qua một dự luật cho phép những công dân Pháp sống trên đảo trên 10 năm được quyền bỏ phiếu. Những người bản địa ở New Caledonia lo ngại sửa đổi này sẽ làm ảnh hưởng đến quyền tự quyết của vùng lãnh thổ.
Sự kiện ở New Caledonia đã thu hút sự chú ý đặc biệt từ các nước láng giềng ở Thái Bình Dương, nơi có nhiều quốc gia là cựu thuộc địa và họ vô cùng tự hào về quyền tự quyết khó khăn mới giành được của mình.
"Chúng ta phải đạt được sự đồng thuận về tầm nhìn về một khu vực hòa bình và an ninh", Thủ tướng Tonga Siaosi Sovaleni phát biểu tại Hội nghị. "Chúng ta phải tôn vinh thành quả của tổ tiên về quyền tự quyết, kể cả ở New Caledonia”.
Hãng tin AFP dẫn lời Thư ký diễn đàn, cựu Tổng thống Nauru Baron Waqa, phát biểu khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương, ngày 26/8: "Chúng ta tụ họp tại thời điểm quan trọng trong lịch sử khu vực. Chúng ta đang ở trung tâm của lợi ích địa chính trị toàn cầu. Chúng ta đang ở tuyến đầu của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu".
Ngày 26/8, hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương đã khai mạc tại Tonga.
Hội nghị thượng đỉnh này thu hút sự chú ý của toàn cầu về tình hình khí hậu của khu vực cũng như vai trò của nơi này trong cuộc cạnh tranh quyền lực đang diễn ra.
Trước đó, ngày 21/8, hãng tin Reuters dẫn báo cáo của Viện Lowy (Australia) nhận định, những cú sốc địa chính trị có thể phá vỡ bối cảnh chính trị và an ninh của quần đảo Thái Bình Dương, đồng thời làm tổn hại đến sự đoàn kết của khu vực này.
Theo báo cáo của Viện Lowy, nhờ vị trí chiến lược, các quốc gia quần đảo Thái Bình Dương được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng trong kế hoạch phòng thủ của các cường quốc thế giới, bao gồm cả việc giám sát và kiểm soát các hoạt động hải quân trên khắp Thái Bình Dương.
Lưu ý sự cạnh tranh gay gắt giành ảnh hưởng trong khu vực giữa các quốc gia như Trung Quốc, Mỹ cùng các đồng minh Australia và Nhật Bản, báo cáo cảnh báo, lợi ích cạnh tranh giữa các quốc gia tài trợ đang đẩy quần đảo Thái Bình Dương đi theo các hướng khác nhau và có nguy cơ làm xao lãng các ưu tiên của khu vực.
Các tác giả của báo cáo nhấn mạnh: “Đối mặt với ‘ván cờ lớn’ mới này, các quốc gia quần đảo Thái Bình Dương đã trở thành những nước ‘ra giá’ ngoại giao và đang tận dụng sự cạnh tranh ngày càng tăng (giữa các cường quốc) để tối đa hóa lợi ích phát triển của mình”.
Bên cạnh đó, tính dễ bị tổn thương của Quần đảo Thái Bình Dương trước tình trạng biến đổi khí hậu cũng đang bị lợi dụng, khi các đối tác bên ngoài cung cấp hỗ trợ để tiếp cận Thái Bình Dương.
Viện Lowy cho rằng, “việc huy động các phương tiện hải quân và không quân để ứng phó với thảm họa có liên quan việc đảm bảo quyền sử dụng các cảng, đường băng và tuyến hàng hải”, khiến các cường quốc phải tranh giành để trở thành nước đầu tiên có sự phản ứng.
Báo cáo chỉ rõ, các quốc đảo Thái Bình Dương đang "khẳng định nhu cầu của mình một cách mạnh mẽ hơn trong các cam kết quốc tế, yêu cầu các thỏa thuận tốt hơn về thương mại, dịch chuyển lao động, kết nối kỹ thuật số và khả năng phục hồi khí hậu".