Nhà máy sản xuất gạo đầu tiên của Vua Gạo được áp dụng theo dây chuyền khép kín hiện đại. Nhằm mục đích cung cấp gạo sạch đến tận tay người tiêu dùng. Với công suất lên đến 100.000 tấn/năm cùng đội ngũ kỹ sư, công nhân dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Vua Gạo hy vọng trong tương lai sẽ tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời nhiều dòng sản phẩm đa dạng và phong phú hơn.
Nhà máy sản xuất gạo đầu tiên của Vua Gạo được áp dụng theo dây chuyền khép kín hiện đại. Nhằm mục đích cung cấp gạo sạch đến tận tay người tiêu dùng. Với công suất lên đến 100.000 tấn/năm cùng đội ngũ kỹ sư, công nhân dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Vua Gạo hy vọng trong tương lai sẽ tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời nhiều dòng sản phẩm đa dạng và phong phú hơn.
Quy trình sản xuất khép kín là quá trình sản xuất sản phẩm theo dây chuyền hoàn toàn nhờ vào máy móc. Từ khâu vận chuyển đến khâu tạo ra gạo sạch tại Vua Gạo đều được tự động hóa. Không một ai có thể can thiệp vào quá trình sản xuất. Điều này giúp hạn chế đến mức thấp nhất bàn tay của con người tiếp xúc vào. Chỉ có một vài nhân viên điều khiển máy móc, vận hành thông qua màn hình máy tính. Dưới sự giám sát và quản lý đúng chuẩn quốc tế.
Nhà máy sản xuất gạo áp dụng theo dây chuyền khép kín hiện đại
Trước khi vào nhà máy Vua Gạo, nhân viên sẽ phải trải qua các bước vệ sinh theo tiêu chuẩn 5S, GMP. Các nhân viên sẽ được mặc áo thun có cổ và đội nón bảo hộ trùm kín tóc. Cũng như rửa tay sát khuẩn và đo thân nhiệt. Để tránh tình trạng các vật thể lạ rơi rớt vào trong quá trình sản xuất. Đặc biệt, để phòng tránh cháy nổ nhân viên của chúng tôi sẽ không được mang thuốc lá, hộp quẹt,… vào bên trong nhà máy. Đối với quý đối tác muốn vào tham quan sẽ được các nhân viên nhà máy hướng dẫn tỉ mỉ về quy định vệ sinh. Hệ thống biển chỉ dẫn và các cảnh báo cần tuân thủ theo quy định của nhà máy sản xuất tiên tiến.
Cần xây dựng các thương hiệu quốc gia, coi đây là tài sản quốc gia và Nhà nước cần bảo vệ.
Đó là ý kiến của một số chuyên gia xoay quanh vụ việc có nguy cơ mất thương hiệu gạo ST25.
Bà Nguyễn Thị Hồng Minh (chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch - AFT): Cục Xúc tiến thương mại "phủi tay"!
Bao nhiêu năm qua Việt Nam luôn mong muốn xây dựng thương hiệu gạo quốc gia nhưng chưa được. Sự kiện gạo ST25 đoạt giải gạo ngon nhất thế giới vào năm 2019 là một cơ hội rất quý báu cho ngành lúa gạo của VN tận dụng cơ hội quảng bá với thế giới rằng VN đã có gạo ngon hơn cả gạo Thái Lan. Với lợi thế về danh tiếng, năng suất cao, giá thành thấp hơn gạo Thái, đó thực sự là một cơ hội để đưa ST25 thành biểu tượng xây dựng gạo quốc gia VN.
Ngay sau khi ông Hồ Quang Cua trở về từ cuộc thi ở Philippines, tôi đã thấy Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương tổ chức các chương trình tôn vinh nhóm tác giả ST25 và kèm theo đó là những lời hứa về đặc cách thủ tục công nhận giống, những chương trình đăng ký thương hiệu gạo quốc gia, đăng ký bản quyền ra thế giới...
Nhưng theo thời gian, đa số những lời hứa trên đều bị quên lãng để đến hôm nay thông tin gạo ST25 bị các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ bản quyền tại Mỹ làm nhiều người không khỏi bất ngờ. Càng bất ngờ hơn với sự "phủi tay" của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) khi họ cho rằng đăng ký quyền bảo hộ thương hiệu, sở hữu trí tuệ là trách nhiệm của doanh nghiệp.
Đúng là với hàng hóa bình thường, doanh nghiệp cần chủ động đăng ký bảo hộ tại các thị trường trọng điểm để tránh bị mất thương hiệu dẫn tới tranh chấp hoặc thiệt thòi trong kinh doanh. Nhưng ngay cả như vậy thì với tư cách là một đơn vị xúc tiến thương mại của Nhà nước như Bộ Công thương cũng cần có những hỗ trợ về thông tin cho doanh nghiệp.
Còn trường hợp ST25 lại rất khác. Bởi đây là sản phẩm của một doanh nghiệp nhỏ, chuyên nghiên cứu sản xuất giống lúa chứ không phải là xuất khẩu gạo nên khó nắm bắt hết yêu cầu về sở hữu trí tuệ. Hơn nữa, ST25 là một loại gạo đặc biệt của VN và được kỳ vọng sẽ là loại gạo chủ lực để VN xây dựng thương hiệu gạo quốc gia.
Bài học về các nhãn hiệu nông sản đặc sản VN bị mất vào tay nước ngoài như nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột, kẹo dừa Bến Tre... dẫn đến thiệt hại chung cho cả ngành hàng, cả quốc gia chứ không riêng một doanh nghiệp nào.
Như vậy gạo ST25 cũng như các sản phẩm chỉ dẫn địa lý phải được coi là tài sản của quốc gia. Do đó các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm hỗ trợ và bảo vệ tài sản nhà nước. Bộ NN&PTNT phải có trách nhiệm hỗ trợ công tác nghiên cứu phát triển và bảo hộ tại thị trường trong nước, hỗ trợ xúc tiến thương mại. Bộ Công thương phải đưa vào các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp hay đơn vị sản xuất đăng ký nhãn hiệu ở các thị trường xuất khẩu chính.
Tôi cho rằng các cơ quan nhà nước cần chủ động hỗ trợ doanh nghiệp và các hợp tác xã để đăng ký các nhãn hiệu tài sản quốc gia. Cục Xúc tiến thương mại đẩy hết trách nhiệm cho doanh nghiệp là đang quên đi vai trò của mình.
Gạo ST25 được đóng gói bán tại một số siêu thị ở Mỹ - Ảnh: TRANG TRẦN (MỸ)
PGS.TS Vũ Trọng Khải (chuyên gia nông nghiệp): Ngồi lại, hỗ trợ ông Cua
Việc trước mắt là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo quan tâm đến phát triển thị trường cho ST25 cần ngồi lại với nhau và làm việc với ông Hồ Quang Cua để bàn cách lấy lại thương hiệu gạo ST25 đang bị đăng ký tại Mỹ.
Cần phải thuê luật sư đúng chuyên ngành để làm việc với cơ quan chức năng của Mỹ. Doanh nghiệp cũng phải tính đến chuyện mua lại thương hiệu này. Đừng để bài học "gạo ST25 bị đăng ký sở hữu trí tuệ, thương hiệu tại Mỹ" lặp lại với các thị trường quan trọng khác, nhất là châu Âu khi gạo ST24, ST25 đã có mặt tại đây và được người tiêu dùng ưa chuộng. Doanh nghiệp cần sớm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của mình, không mong chờ vào Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương nữa.
Ông Trần Văn Lâu (chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng): Lấy lại thương hiệu gạo ST25
Tôi đã yêu cầu các sở, ngành liên quan kiểm tra, khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp của ông Hồ Quang Cua trong việc đăng ký, lấy lại thương hiệu gạo ST25.
Nhóm nghiên cứu, đặc biệt là kỹ sư Cua, đã dành tâm huyết gần cả đời người để nghiên cứu, lai tạo ra loại gạo ngon nhất thế giới năm 2019. Tỉnh Sóc Trăng sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ tối đa để những nhà khoa học như anh Cua an tâm nghiên cứu, làm việc, sớm đăng ký bản quyền cho hạt gạo thơm đặc sản Sóc Trăng.
Chị Trang Trần (sống ở bang California, Mỹ): Gạo ST25 ngon!
Hiện nay có nhiều siêu thị ở Mỹ đang bán gạo ST25. Tôi thấy các siêu thị bán gạo ST25 từ nhiều tháng trước. Trước gia đình tôi thường mua gạo của Thái Lan về nấu ăn. Gần đây, nghe giới thiệu gạo ST25 ngon nên tôi mua ăn thử 1 bao 22,6kg, giá 55 USD/bao (tính ra khoảng 57.000 đồng/kg). So với nhiều loại khác, gạo ST25 hiện bán tại Mỹ có giá cao hơn khoảng 7 USD/bao 22,6kg. Tuy nhiên gạo ST25 ngon và thơm hơn nhiều loại gạo khác.
Để tạo ra được những túi gạo sạch, thơm ngon như hiện nay. Nhà máy chế biến lúa gạo của chúng tôi phải trải qua quá trình xay xát và sàn lọc kỹ càng. Các công đoạn tạo nên hạt gạo trắng như:
Sấy ⇒ Phơi khô ⇒ Sàng tạp chất ⇒ Xay ⇒ Tách trấu ⇒ Tách thóc ⇒ Sàng đá ⇒ Xát trắng ⇒ Lau bóng ⇒ Sàng đảo ⇒ Phân hạt ⇒ Tách hạt màu ⇒ Cân, đóng bao ⇒ Tạo sản phẩm. Từng giai đoạn phải được thực hiện tỉ mỉ và cẩn thận.
Quá trình sản xuất đóng gói gạo
Lúa sau khi xay xát được băng tải chuyển về nhà máy và phân tách màu theo từng loại giống. Để xử lý và cho ra chất lượng hạt gạo màu đẹp và đồng đều nhất đến tay khách hàng. Cũng như những yêu cầu phần trăm tấm của của các đại lý. Sau đó, sẽ tiến hành lau bóng hạt gạo để tăng cường độ bảo quản và làm cho hạt gạo sáng bóng hơn.
Tiếp theo, gạo sẽ được chuyển lên các silo tồn trữ đạt tiêu chuẩn. Sau đó, đóng gói bao bì theo yêu cầu của khách hàng về khối lượng 1kg, 5kg hay 25kg. Sau khi được đóng gói, các sản phẩm của Vua Gạo sẽ được vận chuyển đến nơi bảo quản chuyên dụng. Nhằm tránh môi trường ẩm móc gây ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra. Đảm bảo khi đến tay người tiêu dùng là những thành phẩm chất lượng nhất, an toàn nhất.